Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2)

GIA HIỂN |

Chuyện bếp núc sẽ mãi là thảm họa nếu chúng ta duy trì những thói quen này.

Sự thật là kể cả những đầu bếp lâu năm nhất, vẫn sai những lỗi cơ bản khi chế biến thức ăn. Đôi khi do được chỉ bảo, hoặc “nghe theo ai đó” mà chúng ta vô tình duy trì những thói quen không thực sự có lợi ở trong bếp.

Tờ Brightside của Mỹ đã tổng hợp những việc mà chúng ta cần phải thay đổi trong bếp, nhiều người luôn lầm tưởng bấy lâu nay.

1. Rã đông thịt ngoài trời

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 1.

Trong khoảng từ 5 độ C đến 60 độ C là phạm vi nhiệt độ rủi ro để bảo quản thực phẩm. Ở nhiệt độ này, vi khuẩn có hại có thể phát triển nhanh chóng. 

Thế nên, bạn chỉ nên rã đông thịt trong tủ lạnh hoặc lò vi sóng thay vì để tiếp xúc với không khí trong nhiệt độ phòng/ ở ngoài trời.

2. Để nguội thức ăn trước khi bỏ vào tủ lạnh

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 2.

Lý do tương tự với trường hợp rã đông thịt ngoài trời. Trong mức 5 độ C đến 60 độ C, vi khuẩn thực phẩm có thể phát triển mạnh trong thực phẩm/ món ăn chỉ sau 1 - 2 giờ để ngoài trời.

3. Ướp thịt cá ở nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 3.

Đây là quan niệm nấu nướng sai lầm điển hình, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. 

Một lần nữa, hãy luôn nhớ tới phạm vi nhiệt độ nguy hiểm (5 độ C đến 60 độ C) sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn ướp thịt ngoài tủ lạnh, bạn đã vi phạm quy tắc này.

4. Trụng mì quá lâu

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 4.

Chúng ta thường biết các loại mì làm từ bột nói chung khi trụng trong nước nóng quá lâu sẽ bị nhũn, nhão, mất đi vị ngon khi ăn. 

Trên thực tế, các loại mì nên được vớt ngay ra khỏi nước chỉ sau vài phút, bởi khi vừa tiếp xúc với nước nóng, lượng tinh bột sẽ được giải phóng và nhiều khả năng các sợi mì sẽ kết dính với nhau ngay lập tức.

5. Không để thịt nghỉ trước khi thái

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 5.

Khi bạn nấu thịt, hầu hết phần nước sẽ tập trung lại ở chính giữa. Vì vậy, bạn nên đợi một chút trước khi cắt/ thái để phần nước ngọt có thể lan đều ra hai bên và không bị tràn ra ngoài (khi cắt vào chính giữa).

6. Khuấy gạo

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 6.

Trừ khi bạn nấu cháo/ súp thì đừng bao giờ khuấy/ đảo gạo trong nồi. Lượng tinh bột sẽ được giải phóng nhanh hơn và khiến cơm bị nhão.

7. Xào rau khi còn ướt

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 7.

Sau khi bạn rửa sạch rau, hãy để chúng khô trước khi nấu. Lượng nước thừa sẽ bốc hơi và khiến rau sẽ bị nhão sau khi nấu (tưởng tượng, chiếc nồi nấu của bạn sẽ biến thành 1 cái nồi hấp). 

Rau cũng sẽ bị mất đi hương vị và các chất bổ dưỡng.

8. Cho tỏi vào quá sớm

Những việc ai cũng nghĩ là vô hại nhưng thực chất lại tuyệt đối không nên làm trong căn bếp để tránh “rước họa vào người” (Phần 2) - Ảnh 8.

Nhiều người thường có thói quen thi tỏi, hành trước khi nấu các món xào, sau đó mới bỏ rau/ thịt vào. 

Nhưng trên thực tế, tỏi rất dễ cháy và làm biến đổi hương vị của món ăn. Vì thế bạn có thể bỏ tỏi vào sau cùng hoặc vớt bỏ sau khi đã phi xong để tránh bị cháy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại