Những trường hợp vi phạm nào bị tạm giữ phương tiện?

PV |

Dù xuất trình đầy đủ GPLX, đăng ký xe nhưng nếu có các tình tiết nghi vấn như: Xe tang vật, nghi vấn liên quan đến những vụ việc phạm pháp hình sự thì CSGT cũng sẽ tiến hành tạm giữ phương tiện.

Hỏi: Tôi đi xe máy, khi đến ngã tư do thiếu quan sát nên đã vượt đèn đỏ và bị CSGT dừng xe kiểm tra. Dù đã xuất trình đầy đủ đăng ký xe, bằng lái nhưng CSGT vẫn quyết định tạm giữ phương tiện của tôi. Xin hỏi, CSGT xử lý như vậy có đúng hay không?

Lại Trung Dũng (Quận Hà Đông, Hà Nội)

Trả lời: Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46, những trường hợp vi phạm sẽ bị tạm giữ phương tiện gồm: 

Vi phạm nồng độ cồn; Trong cơ thể có chất ma túy; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường; Điều khiển xe không gắn biển số; Điều khiển môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) khi chưa đủ 16 tuổi; Điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên khi chưa đủ 18 tuổi; Điều khiển xe máy không có GPLX; Không có giấy đăng ký xe; Sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; Sử dụng giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trong trường hợp của bạn, dù bạn đã xuất trình đầy đủ GPLX, đăng ký xe nhưng nếu có các tình tiết nghi vấn như: 

Xe tang vật, nghi vấn phương tiện có liên quan đến những vụ việc phạm pháp hình sự thì CSGT cũng sẽ tiến hành tạm giữ phương tiện, nhưng không quá 24 giờ để cơ quan chức năng xác minh làm rõ. Còn các trường hợp tạm giữ khác là 7 ngày.

Tổ trưởng tổ xử lý, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội

Đại uý Nguyễn Việt Anh

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại