Mạng xã hội càng lúc càng phát triển và trở thành thứ không thể thiếu đối với mỗi người, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh tiếp thu những lợi ích từ mạng xã hội đem lại, một số bộ người trẻ dường như đang mất kiểm soát sử dụng khi ngày càng nghĩ ra nhiều chiêu trò, trào lưu nhảm nhí để “câu like”, “câu view”.
Trò lố đâu chỉ dừng lại ở việc phát ngôn gây sốc, bịa chuyện giật gân gây hoang mang, đăng ảnh gợi cảm… mà còn là những trào lưu quái đản như thêu da, cá voi xanh, tế sống bạn… nổi rần rần trong suốt thời gian qua khiến nhiều người lên án.
Trào lưu thêu da kì dị
Trào lưu được xem là hành xác nhất của giới trẻ Trung Quốc chính là thêu chỉ màu lên da, thêu trên tay, thêu trên chân, thậm chí thêu cả lên môi.
Đây không chỉ là trào lưu gây phản cảm mà còn là trào lưu vô cùng nguy hiểm vì nguy cơ nhiễm trùng màu do kim và chỉ khâu không được sát trùng kĩ càng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Được biết, trào lưu này bắt nguồn từ nhân vật Juzo Suzuya trong truyện Tokyo Ghoul, một trong những bộ manga bán chạy nhất của Nhật Bản. Trong truyện, Suzuya có thói quen tự thêu bằng sợi chỉ màu đỏ lên người. Hiện nay, Bắc Kinh đã cấm các cuốn đồ họa và phim hoạt hình có liên quan đến trào lưu này.
Đọ chân dài bằng cách đóng cốp xe hơi
Chân dài được coi là tiêu chuẩn lý tưởng mà nhiều phụ nữ Trung Quốc mơ ước. Thử thách này bắt đầu được lan truyền sau khi một bà mẹ trẻ phải dùng chân đóng cốp ôtô, khi cả hai tay đều đang vướng bế con và cầm túi xách.
Đoạn video ghi lại động tác “bá đạo” này của bà mẹ nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.
Trào lưu khoe chân dân dài bằng cách đóng cốp oto.
Trong đoạn video do People’s daily đăng tải, nhiều cô gái ăn mặc thời trang đã thi nhau dùng kỹ thuật khác nhau để hoàn thành thử thách này.
Có cô mặc áo trắng, quần ngắn vừa khoe tài uốn dẻo, vừa khoe đôi chân dài miên man mà vẫn đóng sập được cốp xe. Trong khi đó, cô gái khác thể hiện tài “uốn cong” chân để đóng nắp cốp.
Tuy nhiên trào lưu này khiến nhiều cư dân mạng lên tiếng phản đối. 1 phần vì nó quá vô nghĩa. Bên cạnh đó, trào lưu cũng biến tướng thành màn khoe thân phản cảm của các cô gái.
Trào lưu “chết chóc” cá voi xanh
Blue Whale Challenge (Thử thách Cá voi xanh) là một trò chơi truyền thông xã hội có mặt cách đây 2 năm và bắt đầu từ nước Nga. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ từ sử dụng dao hoặc lưỡi lam để tạo hình dáng cá voi lên cổ tay hoặc chân đến xem phim kinh dị cả ngày lẫn đêm trong vòng 50 ngày, bắt đầu từ 4h20 sáng mỗi ngày.
Trào lưu chết người cá voi xanh.
Vào ngày cuối cùng, bằng cách tự sát, người chơi sẽ được thừa nhận là kẻ chiến thắng. Đó cũng là ý nghĩa tên gọi của trò chơi, giống như những con cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển để tự sát.
Trào lưu cá voi xanh khuyến khích các bạn dùng dao lam khắc hình cá voi lên cơ thể
Trò chơi nguy hiểm này đang trở thành trào lưu trong giới trẻ, dẫn đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm. Ít nhất 130 thanh thiếu niên ở nước Nga đã tử vong từ tháng 11/2015 đến tháng 4/2016 sau khi tham gia trào lưu này. Nguy hiểm hơn, không chỉ riêng nước Nga, mà trò chơi tự sát Cá voi xanh đã lan rộng sang vùng trung Á, châu Âu và Nam Mỹ với tốc độ chóng mặt không thể kiểm soát.
Hai nạn nhân đã tử vong sau khi tham gia “cá voi xanh”.
Kẻ cầm đầu gây ra hàng loạt vụ chết người bởi trò chơi chết chóc này.
Trước diễn biến khôn lường của trò chơi này, một loạt các quốc gia châu Âu như Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha… đưa ra lời cảnh báo các bậc cha mẹ về sự nguy hiểm của Thử thách cá voi xanh.
Trào lưu giả đám ma, tế sống khi bạn đang ngủ
Trào lưu này hẳn không còn quá xa lạ với giới trẻ Việt. Tranh thủ lúc các bạn cùng phòng đang ngủ say, những người còn lại thích đùa thường bày trò làm đám tang giả. Ví dụ như lấy đũa và cốc làm bát hương, giấy vệ sinh, vải để làm khăn tang,… Xong rồi cả đám đông kéo nhau quỳ lạy, khóc lóc chụp ảnh. Nhiều người đùa quá hơn còn mua thêm bánh kẹo hoa quả làm mâm cúng, thậm chí còn thắp hương khấn vái như đám tang thật.
Trào lưu gây phản cảm trong cộng đồng mạng.
Ban đầu, hình ảnh có thể gây cười, nhưng ngẫm lại đây là một trò đùa quá đáng. Suy nghĩ của giới trẻ thật nông cạn khi lấy cái chết của người khác ra đùa cợt. Thậm chí có bậc cha mẹ còn tá hỏa khi thấy ảnh con mình nằm bất động như đã chết trên facebook.
Theo nhiều dân mạng, đây là trò đùa rất phản cảm và cần được dẹp bỏ. Chủ nhân biết mình mình bị “tế sống” dù chỉ là trò đùa thì họ không những không vui mà còn cảm thấy mình bị trù ẻo và xúc phạm.
Đôi khi, các bạn trẻ vì những giây phút sống ảo, những con số về like giúp các bạn thỏa mãn mong muốn được nhiều người biết đến mà không nghĩ đến hậu quả của những trò vô bổ này. Hy vọng các bạn trẻ sẽ nhận ra tác hại mà vứt bỏ ngay những trò nhảm nhí này khỏi suy nghĩ của mình.