Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt?

Hải Yến/VOV.VN Theo Brightside |

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt, không phải ai cũng biết, rất nhiều người sử dụng sai cách, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 1.

Hạt mít: Giàu chất sắt, chứa chất xơ không hòa tan có tác dụng giải độc ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Loại hạt này, chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện rất tốt cho sức khỏe.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 2.

Lựu: Chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin, trong dịch quả hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể rất tốt cho sức khỏe.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 3.

Đu đủ: Chứa nhiều dược tính như papain, một loại enzyme giúp hỗ trợ trong việc tiêu hóa. Hạt đu đủ cũng giúp diệt giun trong ruột, đồng thời một số loại vi sinh có hại không thể phát triển trong ruột khi bạn tiêu thụ hạt đu đủ. Có chứa chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa lành bệnh xơ gan.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 4.

Hạt bơ: Chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả, 70% lượng axit amin của loại quả này nằm trong hạt. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch…

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 5.

Hạt dưa hấu: Rất giàu kẽm, quy định hơn 100 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Chúng chứa nhiều axit amin arginine, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 6.

Hạt ớt: Chất cay trong hạt thường cao hơn phần thịt, trong khi đó hạt ớt rất dễ bị dính vào thành ruột, thành dạ dày nên sẽ gây tổn thương niêm mạc và bỏng rát dạ dày. Khi ăn ớt, chúng ta thường không nhai nát hạt nên hạt không tiêu hóa được gây khó tiêu, chướng bụng, táo bón và đau dạ dày.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 7.

Hạt dư leo: Khi được tiêu hóa với số lượng lớn cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, hạt dưa leo không được nhai kĩ cũng gây khó tiêu, đầy bụng. Do đó, nếu lâu lâu ăn dưa leo thì bạn có thể ăn luôn hạt nhưng nhớ phải nhai kĩ. Còn nếu đây là món ruột của bạn thì bạn nên bỏ bớt phần hạt đi để tốt hơn cho cơ thể bạn nhé.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 8.

Hạt quả táo: Chứa một loại hợp chất là cyanide (một loại đường độc) được gọi là amygdalin dễ gây ngộ độc. Dùng một lượng lớn chất cyanide có thể gây khó thở, hôn mê, suy hô hấp, huyết áp thấp, co giật, tổn thương phổi hoặc thậm chí tử vong. Chúng chỉ có thể gây ngộ độc khi nhai vỡ hạt và nuốt.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 9.

Hạt quả cà chua: Khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa gây viêm ruột thừa.

Những trái cây nào nên và không nên bỏ hạt? - Ảnh 10.

Hạt ổi: Nếu bạn ăn luôn cả phần hạt mà không nhai kĩ, hạt ổi cứng rơi xuống vào dạ dày sẽ không tiêu hóa được nên dễ gây đau dạ dày. Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp phải đi mổ để gắp hạt ra.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại