Những thực phẩm vừa bổ máu, vừa chống được nhiều bệnh nguy hiểm

Quảng An |

Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp cơ thể bạn có nguồn dinh dưỡng dồi dào, bổ máu và chống lại được nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Khi bị thiếu máu nặng và kéo dài, hiện tượng thiếu ôxy trong máu có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cần tiêu hao năng lượng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, công suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người bình thường, thậm chí cả khi bị thiếu sắt mà chưa bộc lộ thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng có thể gây tử vong. Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó cũng là loại dễ điều trị nhất nếu sớm phát hiện nguyên nhân.

Vậy, ăn gì bổ máu? Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt bao gồm: đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.

Những thực phẩm bổ máu giàu sắt

Thịt gia súc và gia cầm

Hầu hết tất cả các loại thịt gia súc và gia cầm đều chứa chất sắt. Thịt đỏ, thịt cừu và thịt nai là những nguồn cung cấp tốt nhất. Gia cầm như gà, vịt thì có số lượng thấp hơn. Ăn thịt gia súc hoặc gia cầm với thực phẩm chứa sắt giúp bổ dung và "làm mới" lượng máu nuôi dưỡng cơ thể.

Những thực phẩm vừa bổ máu, vừa chống được nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 1.

Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Đặc biệt, cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Ảnh minh họa: Internet

Hải sản

Cá cũng là loại thực phẩm không thể thiếu vì nó bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển khác như sò, hàu rất giàu chất sắt.

Cá cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì nó có chứa sắt. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển khác như sò, hàu rất giàu chất sắt. Người ta nói rằng hàu Thái Bình Dương chứa 7,2 mg sắt trên mỗi 100 gram thịt hàu.

Cà chua

Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.

Đậu

Đậu là nguồn cung cấp sắt và các vitamin giúp chống thiếu máu tốt cho cơ thể. Một số loại đậu giàu sắt là: Đậu xanh; đậu nành; đậu đen; đậu hà lan.

Những thực phẩm vừa bổ máu, vừa chống được nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 2.

Cá cũng là loại thực phẩm không thể thiếu vì nó bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển khác như sò, hàu rất giàu chất sắt. Ảnh minh họa: Internet

Trứng

Trong trứng có nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng sẽ cung cấp nhiều năng lượng, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và góp phần ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Những thực phẩm xanh

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme.

Đặc biệt, cải bó xôi là một loại rau giàu dinh dưỡng, cải bó xôi rất dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu. Sự hiện diện của chất sắt giúp loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa thiếu máu hiệu quả vì chúng giúp bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

Trái cây

Nhóm trái cây có họ cam, quýt như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể.

Bên cạnh đó cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Những thực phẩm vừa bổ máu, vừa chống được nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 3.

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Nước ép củ cải đường

Là loại rau củ có chất tạo máu trong cơ thể, củ cải đường chữa hàm lượng chất sắt phong phú giúp hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô xy mới cho cơ thể. Củ cải đường tăng khả năng hấp thu ô xy trong máu gấp 4 lần.

Sữa

Trong sữa chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.

Nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho những người đang thiếu máu vì chúng chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Trong nho khô còn có các hợp chất kiềm có tác dụng lọc sạch và loại bỏ nhiều loại độc tố ra khỏi cơ thể.

Những thực phẩm vừa bổ máu, vừa chống được nhiều bệnh nguy hiểm - Ảnh 4.

Nhóm trái cây có họ cam, quýt như cam, chanh, bưởi, quýt… chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng là một nguồn giàu chất sắt. Bạn nên sử dụng bơ đậu phộng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu không thích mùi vị của bơ đậu phộng, bạn có thể ăn đậu phộng rang hàng ngày để chống lại bệnh thiếu máu. Hai muỗng canh bơ đậu phộng chứa 0,6 mg sắt.

Mật ong

Mật ong giúp tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

Một số loại thực phẩm ăn vào có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Uống cà phê hoặc trà khi ăn có thể làm giảm hấp thu sắt từ 50 - 60%. Phytat trong một số loại ngũ cốc, đậu đỗ, phosphat trong nước coca cola có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Calci cũng có thể làm giảm hấp thu sắt trong bữa ăn, tuy nhiên chỉ nhận thấy các ảnh hưởng khi bổ sung calci với hàm lượng cao hơn là với chế độ ăn giàu calci.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại