Rối loạn mỡ máu hay rối loạn chuyển hóa lipid máu là hiện tượng nồng độ chất béo trong cơ thể quá cao hay quá thấp so với bình thường. Rối loạn mỡ máu là một tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây rối loạn mỡ máu thường là do chế độ ăn uống không hợp lý, hoặc do sử dụng một số loại thuốc có thành phần làm tăng nồng độ triglyceride trong máu (thuốc estrogen, thuốc trị HIV...). Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị rối loạn mỡ máu, hay các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Rối loạn mỡ máu, nếu không được điều trị kịp thời, mỡ máu đọng lại thành động mạch gây xơ vữa động mạch, thậm chí mắc các bệnh lý về tim mạch như suy tim, đột quỵ....
Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc nhằm cân bằng lượng mỡ máu trong cơ thể, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Giá đỗ
Đỗ xanh vốn dĩ là một thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.
Chất xơ trong giá đỗ có thể giúp loại bỏ chất cặn bã trong cơ thể và có thể kết hợp với cholesterol để chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic và bài trừ nó ra khỏi cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol. Giá đỗ xanh vị ngọt mát, giàu lượng nước, có công dụng tốt trong việc giảm béo và điều tiết chất mỡ.
Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời có thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản. Ảnh minh họa: Internet
Táo
Táo là “quả giảm mỡ” mà chúng ta ít ngờ đến, tác dụng giảm mỡ của táo bắt nguồn từ chất pectin phong phú trong táo, đây là một loại chất xơ tan được trong nước, có thể kết hợp với acid mật để hấp thụ cholesterol dư thừa và đào thải nó ra khỏi cơ thể.
Chất pectin trong táo còn có thể kết hợp với vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu cho cơ thể.Ngoài ra, táo phân giải ra axit acetic cũng có lợi cho quá trình trao đổi phân giải của cholesterol và chất béo trung tính.
Thực phẩm từ nấm
Bao gồm nấm, nấm trắng và nấm đông cô và các loại thực phẩm nấm khác. Người bị tăng lipid máu có thể ăn nhiều hơn hàng ngày.
Những loại thực phẩm nấm này không chỉ chứa nhiều vitamin mà còn chứa một số polysacarit, chất xơ hòa tan và các chất khác.
Những chất này có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch máu, có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về mạch máu.
Các loại ngũ cốc thô
Đối với bệnh nhân mỡ máu, nên ăn thích hợp các loại ngũ cốc thô, đặc biệt là ngô, yến mạch, kiều mạch. Các axit béo không bão hòa chứa trong ngô đã đạt tới hơn 60%, có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Hơn nữa, vitamin E chứa trong nó còn có thể ngăn chặn cholesterol lắng đọng trên thành mạch máu. Đồng thời vitamin E cũng có hàng loạt tác dụng như hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh tim mạch vành .
Glucoside và niacin chứa trong kiều mạch cũng có tác dụng hạ lipid máu. Trong khi nguyên tố kẽm vitamin B chứa trong yến mạch có thể điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid và đường trong cơ thể, đồng thời giúp làm loãng độ nhớt của máu.
Những chất từ nấm có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu và tăng cường tính đàn hồi của thành mạch máu, có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh về mạch máu. Ảnh minh họa: Internet
Các loại đậu
Trong các loại đậu và sản phẩm từ đậu nành có rất nhiều thành phần đạm thực vật, rất giàu sterol thực vật.
Những thành phần này không chỉ có thể cung cấp cho bạn một lượng hỗ trợ năng lượng nhất định mà còn ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong cơ thể và giảm nồng độ cholesterol.
Hơn nữa, các loại đậu còn chứa một lượng lớn chất xơ, axit béo không no và các chất khác, đều có thể làm giảm nồng độ lipid trong máu.
Dưa và rau giúp hạ mỡ máu
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu nên ăn nhiều rau dưa trong bữa ăn hàng ngày, điển hình như bí đao. Bí đao chứa rất nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol trong mạch máu.
Hơn nữa bí đao còn chứa rất nhiều axit béo không no. Thành phần chủ yếu của axit béo không no là axit linoleic, có thể làm giảm chất béo trung tính và cholesterol trong huyết tương. Đồng thời nó có tác dụng điều trị chứng mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch vành.
Ngoài ra, axit malonic chứa trong bầu sáp có thể ngăn chặn một số loại đường trong cơ thể chuyển hóa thành chất béo. Nó không chỉ có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết mà còn có tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch.
Ngoài bí đao, người mỡ máu cao cũng có thể ăn thêm mướp. Xơ mướp rất giàu polysacarit, vitamin, polyphenol, chất xơ và các thành phần khác. Đồng thời nó cũng có tác dụng hạ lipid máu. Bạn cũng có thể ăn một ít dưa chuột và mướp đắng, có tác dụng ổn định lipid máu và duy trì sức khỏe của mạch máu.
Cá hồi, cá chép
Trong cá hồi hàm chứa phong phú axít béo không bão hòa, có thể giảm thấp mức triglycerides trong máu, đồng thời có thể tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.
Trong các loại cá nước ngọt, cá chép cũng là loại thực phẩm được giới thiệu để giảm mỡ máu.Cá chép mặc dù có hàm lượng mỡ khá cao, nhưng đa phần là axit béo không bão hóa, có thể giúp bài trừ “rác rưởi” ở trong huyết quản, giảm thấp cholesterol.
Táo là “quả giảm mỡ” mà chúng ta ít ngờ đến, tác dụng giảm mỡ của táo bắt nguồn từ chất pectin phong phú trong táo, đây là một loại chất xơ tan được trong nước, có thể kết hợp với acid mật để hấp thụ cholesterol dư thừa và đào thải nó ra khỏi cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Thịt gà bỏ da
So sánh với thịt đỏ như lợn, bò, dê thì thịt gia cầm (thịt trắng) hàm chứa khá nhiều acid béo không bão hòa, càng thích hợp hơn với những người có mức mỡ máu dị thường.
Tuy nhiên, khi ăn thịt gia cầm nhất định phải bỏ da, trong đó thịt gà là nguồn protein tốt nhất, sau khi bỏ da thì có thể bỏ đi đại đa phần lượng mỡ, là loại thịt được lựa chọn đầu tiên trong các loại gia cầm.Thịt vịt, ngan mặc dù có thể bỏ da, tuy nhiên vẫn chưa khá nhiều hàm lượng chất mỡ, nên ăn ít.
Lạc
Trong lạc hàm chứa phong phú sterol thực vật, đây là một loại hợp chất stero tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như quả óc chó, vừng, hạnh nhân… có thể “cạnh tranh” với cholesterol, từ đó khống chế cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu.
Ngoài ra, trong lạc còn giàu axit béo không bão hòa và các thành phần dinh dưỡng khác như choline, lecithin, có thể làm cho cholesterol của cơ thể phân giải thành chất khác bài tiết ra ngoài.
Rau xanh, hoa quả
Rau xanh và các loại quả hầu hết đều có hàm lượng chất xơ cao, giúp đào thải cholesterol xấu trong cơ thể. Táo được xem là loại quả tốt nhất trong việc loại bỏ hàm lượng cholesterol dư thừa, giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh rối loạn mỡ máu. Bên cạnh táo, nấm hương và hành tây cũng là 2 loại thực phẩm đóng góp không nhỏ trong việc điều trị mỡ máu, có vai trò triệt tiêu cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.
Các loại thịt trắng
Không chỉ ăn rau xanh và hoa quả, người bệnh cũng cần protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý không ăn da động vật.
Uống nhiều nước
Bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, cải thiện quá trình bài tiết, qua đó loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Trên đây là một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp chế độ ăn uống với luyện tập thể dục đều đặn để loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Hiện nay, tình trạng rối loạn mỡ máu ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, mọi người cần chú ý đi kiểm tra sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề liên quan tới bệnh lý về tim mạch, đột quỵ...