Nước là kẻ thù của đồ điện tử. Tuy nhiên, đôi khi, do một chút lơ đễnh và bất cẩn mà để chiếc điện thoại bị dính nước.
Vậy phải làm gì khi dễ yêu của bạn được "tắm" trong nước? Dưới đây là một vài thủ thuật bạn có thể áp dụng để hồi phục chiếc điện thoại kém may mắn này.
1. Lấy điện thoại ra khỏi "khu vực nguy hiểm" càng sớm càng tốt, và ngay lập tức tắt máy. Điện thoại ngâm trong nước càng lâu thì sẽ càng tăng nguy cơ bị chập mạch, khó hồi phục.
Bên cạnh đó, đừng bật điện thoại để thử xem nó "còn sống hay đã chết" hoặc nhấn vào bất khì phím nào cho đến khi bạn chắc chắn rằng nó đã hoàn toàn khô ráo.
2. Ngay sau khi lấy điện thoại ra khỏi nước, hãy tháo rời tất cả các phụ tùng như ốp lưng, bao điện thoại và pin. Tắt và tháo tất cả các thiết bị bên ngoài như thẻ nhớ, tai nghe và các tiệt ích khác.
Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị chập mạch. Dùng một chiếc khăn giấy hoặc vải mềm lau điện thoại cẩn thận cả bên trong lẫn bên ngoài.
3. Lấy thẻ SIM ra. Bạn phải lau thật khô, ngay cả khi tất cả thiết bị đã khô nhưng hơi nước vẫn có thể đọng lại trong máy, vì thế, bạn phải tiếp tục làm khô hoàn toàn cho trước khi bật nó lên và sử dụng. Chú ý, phải thật cẩn thận không để nước nhiễu vào các khe hở của điện thoại.
4. Nếu nhà bạn có một chiếc máy hút bụi hoặc hút ẩm, hãy sử dụng đó thể hút hết nước ra khỏi điện thoại. Để tránh tình trạng hơi nước vẫn còn tồn đọng lại, hãy hút mỗi bộ phận của điện thoại trong 20 phút.
Nhớ là luôn giữ một khoảng cách an toàn giữa điện thoại và máy hút bụi. Khi hút đừng quên liên tục thay đổi vị trí của điện thoại, và hút bay đi hơi nước từ tất cả các mặt của nó.
5. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy để làm khô điện thoại, ngay cả trong trường hợp khẩn cấp nhất. Bởi làm như thế, bạn đã vô tình đẩy nước đi sâu hơn, thẩm thấu vào các mạch điện tử của thiết bị. Hơn nữa, hơi nóng từ máy sấy có thể làm tan chảy một số bộ phận của điện thoại.
6. Bạn có thể làm khô điện thoại bằng cách để nó trong một bát gạo khô bởi gạo có khả năng hút nước, hút hơi ẩm. Vì thế, hãy tháo rời tất cả các bộ phận rồi để trong gạo và giữ trong khoảng 2 đến 3 ngày.
Tuy cách này mất nhiều thời gian nhưng nó khá an toàn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng gói chống ẩm silica gel thay gạo.
7. Đặt điện thoại dưới ánh mặt trời để cho tất các các bộ phận được khô một cách hoàn toàn. Bạn có thể đặt các thiết bị trên một miếng vải thấm hoặc khăn giấy ngay cả khi đã làm khô nó với máy hút bụi hoặc để trong bát gạo. Điều này giúp hút hết nước còn đọng lại.
8. Sau ít nhất 24h, kiểm tra điện thoại của bạn và chắc chắn rằng nó đã khô. Kiểm tra tất cả các cổng, các khe thấy tất cả đã khô và sạch sẽ, bạn có thể lắp pin vào và khởi động nó. Đặc biệt chú ý bất kỳ tiếng động lạ nào khi bật lên, nếu có tiếng lạ, thì có nghĩa là điện thoại của bạn đã bị hỏng.
9. Nếu điện thoại trông đã khô mà bật không lên, có lẽ nó đã hết pin. Hãy cắm sạc và thử bật lại lần nữa. Nếu sạc pin rồi mà điện thoại bạn vẫn không lên, hãy mang đến các bộ phận bảo hành hoặc các đơn vị sửa chữa.
Đừng cố che giấu việc điện thoại bị dính nước bởi nó có các thiết bị chỉ cho biết nguyên nhân vì sao điện thoại của bạn bị hỏng. Bạn hãy kể chi tiết "bệnh" của nó cho các chuyên gia, càng chi tiết , thì công việc khắc phục sẽ càng trở nên dễ dàng hơn.
Khuyến nghị và cảnh báo
- Bạn có thể mua một số phụ kiện đặc biệt được bán trong các cửa hàng dùng để khắc phục tình trạng điện thoại "tắm nước".
- Nếu điện thoại rơi vào nước muối, hãy làm sạch nó bằng nước sạch.
- Không dùng máy hút bụi khi điện thoại vẫn còn nước, bạn có thể sẽ bị điện giật.
- Nhớ thật kỹ phải làm khô điện thoại trước khi sạc.
- Không để điện thoại tại một nơi có không khí nóng quá lâu, nó có thể làm nóng, phồng pin và tan chảy một số linh kiện khác.
- Khi đã sơ cứu mà vẫn không hồi sinh được thì đừng cố, hãy đến gặp các "bác sỹ" điện thoại, họ sẽ cứu nó.