1. Đốt quả bong bóng nhưng không nổ
Thông thường, khi chúng ta thổi căng một quả bong bóng và đặt nó dưới ngọn lửa, quả bóng sẽ nổ tung, thậm chí nổ trước khi nó chưa kịp chạm vào lưỡi lửa.
Nhưng nếu chúng ta đổ nước vào quả bóng trước khi thổi căng.
Sau đó đặt quả bóng lên phía trên ngọn lửa, bạn sẽ nhận thấy rằng nó sẽ không nổ. Thậm chí khi lửa đã liếm vào quả bóng và bạn tiếp tục đốt nó một lúc lâu, nó cũng sẽ không nổ.
Nó chỉ có thể để lại một vết khói đen trên thân quả bóng mà thôi.
Giải thích: Nước hấp thu nhiệt rất tốt, vì thế khi đặt quả bóng có chứa nước bên trong lên ngọn lửa, lớp cao su mỏng sẽ giúp cho nhiệt dễ dàng xuyên qua và làm nước bên trong quả bóng nóng lên.
Càng đốt quả bóng nước thì nước bên trong càng nóng trong khi lớp cao su không bị ảnh hưởng gì, cho đến khi nước sôi lên và sức nóng của nó lúc này là lớn hơn nhiệt từ ngọn lửa, quả bóng sẽ nổ. Nếu muốn chơi trò này, bạn phải hết sức cẩn thận nếu không sẽ bị bỏng.
2. Dùng bút chì đâm thủng túi nhựa nhưng không chảy nước
Dùng một chiếc túi nhựa dẻo loại có khóa kéo ở một đầu, đổ đầy nước vào túi rồi thít chặt miệng túi. Sau đó một tay cầm lấy miệng túi giơ lên không trung, tay còn lại dùng những cây bút chì vót nhọn đâm thật nhanh và mạnh vào túi nước sao cho đầu bút chì đâm xuyên qua túi.
Bạn sẽ nhận thấy không có một giọt nước nào rỉ ra từ chỗ bị đâm.
Giải thích: Vì làm bằng nhựa dẻo nên khi bị đâm rách, các phân tử nhựa sẽ tự động kết dính xung quanh chỗ rách và bám chặt vào thân bút chì, khiến cho nước không thể tìm được lỗ để chảy ra ngoài.
Tuy nhiên, thí nghiệm này chỉ có tác dụng nếu bạn cho nước vào túi trước rồi mới dùng bút chì đâm thủng túi sau. Nếu đâm thủng túi trước rồi mới đổ nước vào thì nước vẫn bị rò rỉ như thường.
3. Nhuộm màu cho bắp cải
Đổ nước vào ly rồi cho vào đó một ít màu thực phẩm. Sau đó cắm những chiếc lá cải bắp vào ly sao cho cuống lá nằm ở dưới nước, rồi để qua đêm. Sáng dậy, bạn sẽ nhận thấy lá cải đã chuyển sang màu của màu phẩm nhuộm.
Giải thích: Vì thực vật có khả năng hút nước nên chúng cũng hút luôn cả màu của nước. Khi hiện tượng mao dẫn xảy ra, nước được hút từ cuống lên chóp lá, và từ đó làm biến đổi màu của toàn bộ chiếc lá cắm trong nước. Hiện tượng này xảy ra cho tất cả các loại cây, cỏ, lá, hoa.
Thậm chí cùng một chiếc lá nhưng nếu bạn chẻ đôi và cắm vào hai ly nước pha hai màu khác nhau thì lá cũng sẽ biến đổi thành hai màu khác nhau.
4. Làm quả trứng còn tươi nổi trên mặt nước
Chọn một quả trứng gà vẫn còn tươi (chưa bị thối) rồi thả vào một ly nước lọc, bạn sẽ thấy quả trứng ngay lập tức chìm xuống đáy ly.
Thế nhưng nếu bạn thay thế ly nước lọc bằng một ly nước có pha thêm 4-5 muỗng canh muối, khuấy đều cho muối tan ra, bạn thả quả trứng vào, quả trứng sẽ nổi trên mặt nước chứ không chìm xuống đáy nữa.
Giải thích: Bí quyết ở đây nằm ở tỷ trọng của quả trứng so với nước. Vì tỷ trọng của quả trứng tươi là lớn hơn so với tỷ trọng của nước nên nó chìm xuống, và tỷ trọng của nước muối lại lớn hơn của quả trứng nên quả trứng nổi lên.
Cũng bằng cách này mà người ta dễ dàng nhận biết được trứng gà tươi và trứng gà thối bằng cách thả chúng vào nước. Tỷ trọng trứng gà tươi bao giờ cũng lớn hơn nước vì không khí bên trong rất ít, nên nó chìm xuống đáy.
Ngược lại, tỷ trọng của trứng gà thối nhỏ hơn tỷ trọng của nước vì khi quả trứng để lâu, một phần lòng trắng bị phân hủy, sinh ra rất nhiều thể khí, đồng thời nước trong quả trứng qua thời gian đã bị thất thoát đi ít nhiều qua những lỗ li ti trên vỏ, chính vì thế quả trứng thối sẽ nổi lên mặt nước.
(Ảnh: Internet)