“Mức độ văn minh của một xã hội có thể được đánh giá bằng nhà tù của nó”, nhà văn nước Nga, Fyodor Dostoyevsky, từng phát biểu như vậy. Tuy nhiên câu nói này có lẽ cũng nên được áp dụng cho một kiểu tổ chức khác - nơi giam giữ những người được cho là không phù hợp để sống trong xã hội - đó chính là những trại tập trung dành cho người bị tâm thần.
Không ít người bị trói chặt vào giường bằng đủ mọi hình thức.
Trong nhiều thế kỷ, những trại tâm thần, bệnh viện tâm thần được xem là nơi không phải dành cho con người. Những bệnh nhân không may mắn đã phải gánh chịu sự đày đọa đến từ bên trong tâm trí của mình, khi bị giam giữ trong trại tâm thần, họ lại càng khổ sở hơn với đủ mọi hình thức tra tấn quái đản được xem là “phương pháp chữa bệnh hiệu quả”.
Bệnh nhân bị trói chặt tay trong chiếc áo chuyên dụng tại bệnh viện tâm thần Cleveland, Mỹ.
Điều kiện sống trong hầu hết các trại tâm thần đều vô cùng tồi tàn, ẩm thấp, thiếu thốn nặng nề. Có thể nói người đã có tâm thần không bình thường khi bước chân vào đây thì bệnh càng nặng hơn, nhưng người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vì lý do nào đó bị đẩy vào trại tâm thần thì sớm muộn cũng hóa thành người điên mà thôi.
Bệnh nhân nữ bị trói cả hai tay tại bệnh viện tâm thần ở Ohio, Cleveland vào năm 1946.
Chiếc ghế đặc biệt dùng để khống chế bệnh nhân tại Trại tâm thần West Riding Lunatic, Wakefield, Anh, vào năm 1869.
Những đứa trẻ bị trói chặt hai tay và cột lại bên cạnh lò sưởi ở Lebanon, 1982.
Không chỉ bệnh nhân có vấn đề thần kinh mà ngay cả những đứa trẻ khuyết tật cũng bị tống vào nhà thương điên. Hình ảnh ghi lại tại Kavaja, Albania, 1992.
Những trẻ em bị khuyết tật về trí tuệ thường bị bỏ rơi ở bệnh viện tâm thần và chịu đủ mùi cay đắng, đau đớn từ sự đối xử tàn độc của các y tá, bác sĩ tại đây. Hình ảnh tại bệnh viện Normansfield, Teddington, Anh, 1979.
Một bệnh nhân tâm thần được điều trị bằng phương pháp sốc điện vào năm 1956.
Các bệnh nhân thường chỉ còn da bọc xương sau một thời gian sống tại trại tâm thần vì điều kiện sống tồi tàn, ăn uống cũng không được đầy đủ. Hình được chụp vào năm 1946 tại bệnh viện tâm thần Ohio, Cleveland, Mỹ.
Tháng 3/1950, một đám cháy đã bùng lên tại nhà thương điên Bella Vista Sanitorium, Philadelphia, giết chết 9 bệnh nhân tại đây. Năm người trong số các nạn nhân đã bị xích chân vào chiếc giường bằng xi măng như thế này.
Phương pháp lobotomy được bác sĩ Walter Freeman tiến hành cho bệnh nhân tâm thần tại bệnh viện Western State, Lakewood, Washington vào năm 1949. Có một thời lobotomy được tôn sùng là phương pháp chữa điên hữu hiệu nhất. Bệnh nhân sẽ bị bác sĩ dùng một dụng cụ dài và nhọn như cây đinh, chọc từ hốc mắt sâu lên đến não.
Hàm răng mục nát của một bệnh nhân trẻ tuổi được cho là hậu quả của điều kiện vệ sinh tồi tệ tại bệnh viện tâm thần Friern, London. Hình ảnh được ghi lại vào khoảng từ năm 1890-1910.
Hai y tá giữ chặt một bệnh nhân đang trải qua điều trị bằng sốc điện tại một trại tâm thần ở Anh năm 1946.
Bác sĩ đang thử nghiệm cách chữa tâm thần mới bằng sóng radio tại một bệnh viện ở Paris năm 1938.
Bệnh nhân bị sốc điện vào não trước khi bác sĩ tiến hành điều trị cho cô bằng phương pháp lobotomy. Washington, 1949.
Những đứa trẻ tại nhà thương điên ở Ursberg, Đức, khoảng năm 1934-1936.
Bác sĩ Freeman đang kiểm tra tình trạng bệnh nhân sau khi điều trị bằng lobotomy.
Hai đứa trẻ mồ côi bị bỏ mặc trong chiếc giường bẩn thỉu đầy chất thải tại bệnh viện tâm thần Riul Vadului, Romania.