1. Con dấu phong ấn trên ngôi mộ của vua Tutankhamun là khóa mộ kiên cố nhất mọi thời đại, đã đứng im không suy suyển trong suốt 3.255 năm.
Cho tới thời điểm các nước phương Tây bắt tay vào "khai phá văn minh" và tiến hành các công tác khảo cổ với các nền văn minh Ai Cập cổ đại, những tay trộm mộ hầu hết đã đi trước họ một bước; chỉ riêng lăng mộ của Tutankhamun là vẫn đứng vững tới hơn 3000 năm.
Phong ấn lăng mộ của Tutankhamun đã đứng vững trong 3.525 năm liền mà không hề bị khai mở...
....hay bị chế ảnh...
2. Chúng ta hay đọc về những cuộc săn voi ma mút của người nguyên thủy trong nhiều bộ truyện tranh, đặc biệt là những tập phiêu lưu của Doraemon. Kỳ thực, việc săn voi ma mút khổng lồ hoàn toàn không phải là một điều "thường thấy" đối với người tiền sử kỷ Paleolithic.
Rất có thể, những cuộc đi săn đó đơn thuần chỉ là đi tìm kiếm những con voi đã chết để lùng thịt, da hay xương, mà theo như ngôn ngữ trẻ bây giờ hay gọi là "Loot hàng".
Không có chuyện này đâu...
Thế này mới đúng này...
3. Nhiều người vẫn nghĩ rừng, bức tượng Nhân Sư nổi tiếng của Ai Cập không có mũi là do quân đội của Napoleon trong một lần "ngứa pháo" bắn thử để xem bức tượng đặc hay rỗng.
Kỳ thực, quả đạn pháo đó đã làm hư hại một bên má của Nhân Sư, nhưng chiếc mũi của nó đã bị một vị vương công Hồi Giáo tên Muhammad Sa'im al-Dahr cắt lấy trong một cuộc xung đột vào năm 1378 sau Công Nguyên.
Chúng ta sẽ mãi mãi không biết được Nhân sư sẽ có hình dạng thế này với một cái mũi đầy đủ.
Phải chăng là như thế này...?
4. Cho tới tận thế kỷ 19 tại các nước Châu Âu, bạn vẫn có thể đem vợ ra chợ để... bán, nếu như nghi ngờ cô ta có quan hệ ngoài luồng bất chính.
Một trong những lý do khiến thời Trung cổ là bước lùi của nhân loại là đây.
5. Tuổi thọ trung bình của người Nga từng tốt tới mức, vào dịp kỷ niệm cuộc Chiến tranh ái quốc năm 1812, không chỉ có một số nhân chứng của các sự kiện mà toàn bộ những người từng tham gia trận Borodino đều còn sống nhăn. Tất nhiên là trừ những người đã chết trận.
Chiến tranh sẽ làm tăng tuổi thọ của con người?
6. Tổng thống nổi tiếng nhất của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lại không được sống một ngày nào trong tòa Bạch Ốc vì vào lúc ông nhậm chức, tòa nhà đó chưa được xây...
Chọn chỗ xây, chọn cả kiến trúc sư nhưng Washington lại không được ở trong ngôi nhà của mình được một lần nào...
7. Họa sĩ Samuel Morse là một danh họa người Mỹ với nhiều tác phẩm để đời xuất sắc, thế nhưng cuộc đời lại trớ trêu với ông tới mức, vợ ông chết khi đang ở cách xa chồng và tin nhắn truyền tới nơi thì muộn tới mức ông đã không kịp về thăm vợ lần cuối.
Day dắt về việc đó, Morse đã sáng tạo ra một phương pháp truyền tin nhanh hơn lấy tên mình, và mã Morse đã ra đời như thế đấy!
Nếu như bảng mã này ra đời sớm hơn một chút, hẳn Samuel đã nhận được một tin nhắn khẩn rằng "Tạch tạch tạch, tè tè, vợ ông đang hấp hối, về ngay kẻo muộn"
8. Vào mùa thu năm 1914, khi quân lính Đức đang trên đường tấn công Paris, 5000 binh sĩ Pháp đã được đưa ra tiền tuyến ngay trong đêm bằng taxi. Các nhà thầu, vì lòng ái quốc, dĩ nhiên không đòi tiền các chiến sĩ.
Đường ra trận mùa này tiện lắm...
9. Yuri Gagarin, người đàn ông đầu tiên bay vào Vũ trụ thực chất không hề điều khiển con tàu "Vosok-1".
Con tàu được điều khiển tự động hoàn toàn, và những gì Gagarin cần làm chỉ là thật sự bình tĩnh trong mọi tình huống trên vũ trụ thôi. Nghe thì dễ chứ thực chất không đơn giản chút nào đâu nhé!
Đôi khi để lao đầu vào Vũ trụ đen tối ngoài kia, bạn chỉ cần gan dạ là đủ.
10. Ban nhạc The Beatles thực ra có 5 thành viên. Jimmie Nicol, một nhạc sĩ người Anh đã từng thay hế cho Ringo Starr trong suốt 8 buổi hòa nhạc tại Hong Kong, Đan Mạch, Hà Lan và Úc vào năm 1964 do Ringo phải nhập viện vì viêm amidan.
Sự thế thân này chỉ diễn ra trong 2 tuần. Jimmie kể lại rằng, vào thời điểm đó trở về trước, chẳng ai quan tâm Jimmie là ai. Ngay sau đó, chỉ một ngày khoác lên mình bộ vest thanh lịch và đứng hát cùng John hay Paul, cả thiên hạ như đổ gục dưới chân ông.
"Đó là một cảm giác cực kỳ quái đản." - Jimmie kể lại khi được hỏi về 2 tuần kỳ lạ đó của mình.
11. Vào năm 1969, một cuộc chiến tranh cấp độ quốc gia đã diễn ra giữa Salvador và Honduras với nguyên nhân bắt nguồn từ xích mích trong trận bóng giành quyền tham giá Worldcup 1970 giữa hai nước này.
Quân đội Salvador sau đó rút lui về nước, kết thúc trận chiến ngắn nhất lịch sử nhân loại (vỏn vẹn 100 giờ đồng hồ).
Từ trận chiến sân cỏ...
...tới trận chiến xanh cỏ...
Các chuyên gia sau cùng vẫn cho rằng trận chiến này có nguyên nhân bắt nguồn về mặt kinh tế, tuy nhiên, do tính chất thổi phồng của lịch sử mà người ta vẫn thích tin vào một cuộc chiến hooligan đậm đà bản sắc sân Lạch Tray nhiều hơn.
12. Người ta thường đổ lỗi cho Đức là những kẻ bắt đầu cuộc chiến tranh hơi ngạt trong Thế chiến 1 mà không hay rằng, chính người Pháp mới là những kẻ dùng trước...
Thua trận nên nhận hết tội ác chiến tranh, âu cũng là lẽ thường.
Mặt nạ phòng độc, do đó, cũng là phát minh của dân Pháp trong chiến tranh, vì dùng hơi ngạt thì trước hết cũng phải phòng được hơi ngạt đã.
Người Đức sau đó cũng leo thang chiến tranh hóa học và sử dụng khí độc của riêng mình; lúc này, binh lính Pháp đang cực kỳ tự tin vì nắm trong tay công nghệ phòng độc.
Tuy nhiên, người tính không bằng độc tính, lõi lọc độc của binh lính Pháp lại không lọc được độc của người Đức, cộng thêm nó quá kín, khiến những binh lính đeo mặt nạ phòng độc thậm chí chết còn nhanh hơn những người không đeo.
13. Do tính chất nhân văn, Tây Âu đã dừng việc thực thi án tử hình từ năm 1977. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà vụ xử tử cuối cùng ở khu vực này lại được thực thi bằng máy chém kiểu Trung Cổ.
Phạm nhân được hưởng cái chết đậm phong cách châu Âu này là Hamida Djandoubi, phạm tội bắt cóc và giết người.
Vụ tử hình cuối cùng ở Tây Âu năm 1977...