Người La Mã đã dùng tên vị thần liên lạc và đưa tin Mercury để đặt tên cho sao Thủy. Trong thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes.
Là hành tinh gần Mặt trời nhất, ánh sáng từ Mặt trời tới sao Thủy mạnh gấp 7 lần so với hành tinh của chúng ta.
Sao Thủy cũng là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời với đường kính 4.879 km.
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng sao Thủy lại vô cùng đặc bởi nó bao gồm chủ yếu là các kim loại nặng và đá. Trên thực tế, đây là hành tinh đặc thứ 2 trong hệ Mặt trời, chỉ sau Trái Đất của chúng ta.
Một điều thú vị nữa là dù sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất nhưng nó chỉ là hành tinh nóng thứ 2 trong hệ Mặt trời (sau sao Kim).
Mặc dù ban ngày trên sao Thủy rất nóng nhưng ban đêm trên hành tinh này lại vô cùng lạnh. Chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi vì sao điều này lại xảy ra bởi dù sao thì hành tinh này vẫn rất gần Mặt trời. Nguyên nhân là bởi sao Thủy hầu như không có bầu khí quyển nên nó bị mất đi gần như toàn bộ lượng nhiệt trên bề mặt. Ban đêm trên sao Thủy có thể xuống tới âm 184 độ C.
Ngày thì quá nóng và đêm quá lạnh khiến sao Thủy là một hành tinh độc đáo với mức dao động nhiệt rộng hơn bất kỳ hành tinh nào khác khi lên tới 649 độ C
Cân nặng của bạn trên sao Thủy sẽ nhẹ hơn so với cân nặng trên Trái Đất do trọng lực giảm.
Cùng với sao Kim, sao Thủy là một hành tinh nữa trong hệ Mặt trời không có bất kỳ Mặt trăng nào.
Chỉ có 2 tàu vũ trụ ghé thăm sao Thủy cho tới nay là Mariner 10 và Messenger của NASA. Mariner 10 thực hiện sứ mệnh bay quanh sao Thủy và cung cấp những hình ảnh đầu tiên về hành tinh này trong năm 1974 và năm 1975 trong khi Messenger thực hiện sứ mệnh của mình từ năm 2011 - 2015.
Sao Thủy là hành tinh có quỹ đạo kỳ cục nhất trong hệ Mặt trời mặc dù điều này cũng không phải là mới lạ nếu so với quỹ đạo của các hành tinh lùn hoặc các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời.
Với tốc độ quay là 177km/h, vòng quay của sao Thủy quanh Mặt trời hay 1 năm trên sao Thủy chỉ bằng 88 ngày trên Trái Đất.
Lõi của sao Thủy chiếm 85% bán kính của hành tinh này và phần lõi lỏng này có nhiều sắt hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ Mặt trời.
Trọng lực của sao Thủy quá yếu nên không thể duy trì bầu khí quyển vĩnh viễn. Khi các nguyên tử bay hơi khỏi về mặt hành tinh này do các photon ánh sáng hoặc các quá trình khác, một số nguyên tử trong những nguyên tử này sẽ tạo thành 1 cái đuôi hướng khỏi phía Mặt trời./.