“Cổng rồng” ở Hong Kong
(Ảnh: Shutterstock)
Đối với những ai không phải là người Hong Kong thì chưa chắc họ đều biết đến những khoảng trống lớn nằm ngay giữa các tòa nhà cao tầng. Mà người dân nơi đây đã đặt cho chúng cái tên gọi là “Cổng rồng”.
Thực tế, đó không phải là lỗi kỹ thuật của các công trình xây dựng mà “Cổng rồng” được tạo ra với mục đích liên quan đến phong thủy. Quan niệm ngày xưa cho rằng những khoảng trống đó giúp loài rồng có thể tự do bay lượn. Đồng thời, chúng còn có ý nghĩa đem lại nguồn năng lượng tích cực, may mắn cho đất nước.
Nguồn gốc của món khoai tây chiên
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng khoai tây chiên bắt nguồn từ nước Pháp. Tuy nhiên có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của món ăn phổ biến này, một số người cho rằng Bỉ mới là quốc gia tạo ra khoai tây chiên.
(Ảnh: Depositphotos)
Thời xa xưa, người dân ở miền nam nước Bỉ có thói quen đánh bắt những loài cá nhỏ trên sông Mass, sau đó rán chúng lên ăn. Nhưng vào đông, nước sông đóng băng thì dân làng không thể đánh bắt cá. Thay vào đó, họ đã sáng tạo ra việc sử dụng khoai tây để chế biến món khoai tây chiên.
Vỉa hè được làm nóng tại Scandinavian
(Ảnh: Shutterstock)
Đôi khi ở những nước ở xứ lạnh, việc loại bỏ lớp tuyết dày trên đường phố là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, ở Scandinavian đã tìm ra cách xử lý hiệu quả cho trường hợp này. Họ đã lắp đặt hệ thống năng lượng địa nhiệt, giúp làm nóng vỉa hè. Điều này đã giúp số vụ tai nạn do tuyết gây ra trên phố giảm xuống đáng kể.
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara
(Ảnh: Flickr)
Chúng ta luôn nghĩ Sahara là một sa mạc rất nóng và khô hanh. Nhưng sự thật là nó đã từng bị bao phủ bởi tuyết. Vào năm 2018, một trận tuyết rơi đã xuất hiện ở Sahara với một lớp tuyết mỏng. Tuy nhiên, đây không phải lần duy nhất sa mạc gặp phải hiện tượng này. Trước đó vào năm 1979, mọi người đã lần đầu thấy tận mắt một trận tuyết rơi tại nơi đây.
Ban đầu giày cao gót được thiết kế cho nam
(Ảnh: Wikimedia Commons)
Vào khoảng thế kỷ X, con người nhận ra lúc cưỡi ngựa bàn chân sẽ đứng vững hơn nếu chiếc giày có phần gót nhô lên. Vì vậy, giày cao gót đã được sản xuất và sử dụng lần đầu tiên ở những người đàn ông cưỡi ngựa. Mãi cho đến thế kỷ XVII, loại giày này mới trở thành trào lưu dành cho tầng lớp thượng lưu châu Âu, được dùng phổ biến ở nữ giới nhiều hơn là nam giới.
Trên đây là những thông tin khá lạ lẫm đối với nhiều người. Không phải những gì được phổ cập ở trường học tương ứng với kiến thức trên thế giới này.