Nhật Bản liên tục từ chối yêu cầu từ chính phủ Đức về việc thiết lập chính sách chống người Do Thái. Nước này đã tiếp nhận hàng nghìn người tị nạn là người Do Thái trong Thế chiến II.
Hơn 1 triệu trẻ em Do Thái đã thiệt mạng trong thảm họa diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã tiến hành trong Thế chiến II.
Trung sĩ Nicholas Alkemade, pháo thủ trên máy bay ném bom Avro Lancaster của Không quân Hoàng gia Anh, đã sống sót sau khi rơi từ độ cao khoảng 5.000 mét mà không có dù và chỉ bị thương ở chân.
Khi Hitler thăm Paris trong Thế chiến II, người Pháp đã ngắt thang máy của Tháp Eiffel để gây bất tiện cho chuyến thăm này.
Sau cuộc tấn công Trân Châu cảng, Canada đã tuyên chiến với Nhật Bản trước cả Mỹ.
Ông Yamaguchi Tsutomu là công dân Nhật Bản duy nhất được chính phủ công nhận là người sống sót trong cả 2 cuộc ném bom nguyên tử của Mĩ xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến II.
Theo một bài báo trên Independent, Hitler từng có kế hoạch thu thập hàng nghìn đồ dùng của người Do Thái và trưng bày chúng trong cái gọi là bảo tàng của "những dân tộc tuyệt chủng".
Trong Thế chiến II, tượng Oscar được làm bằng thạch cao do thiếu kim loại.
Theo Daily Mail, Nữ hoàng Elizabeth II từng tình nguyện làm việc như một công nhân cơ khí và lái xe trong Thế chiến II.
Một bài báo trên The Telegraph tiết lộ rằng mật vụ Mỹ từng cố gắng cho chất làm tăng hormone nữ vào đồ ăn của Hitler.
The Telegraph cũng cho biết Mỹ và New Zealand đã thử hàng nghìn quả "bom sóng thần" nhằm phá hủy các thành phố ven biển.
Trại tập trung đầu tiên của Đức Quốc xã nằm ở Dachau được xây dựng trong 6 năm trước khi bắt đầu vận hành.
Theo BBC, nạn nhân duy nhất của quả bom đầu tiên phát nổ ở Anh trong Thế chiến II là một chú thỏ.
Hơn 1/3 dân số Do Thái ở Đức đã bị giết hại trong suốt thảm họa diệt chủng Holocaust do Đức Quốc xã tiến hành trong Thế chiến II.
Trong Thế chiến II, 2 bác sĩ Ba Lan đã cứu sống 8.000 người Do Thái khi giả vờ rằng dịch bệnh sốt phát ban bùng phát trong một thành phố. Điều này đã ngăn cản quân đội của Đức Quốc xã xâm chiếm thành phố này.
Fanta được tạo ra để thay thế Coca-Cola bởi rất khó để nhập khẩu Coca-Cola vào Đức trong Thế chiến II./.