Khi tiết tấu sinh hoạt của người hiện đại đang ngày càng trở nên vội vã, tỉ lệ mắc các bệnh lý về dạ dày cũng đang có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, đau dạ dày là một loại bệnh thường gặp hơn cả.
Nhưng ngay cả khi đau dạ dày đã "tìm đến cửa", 8 biện pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau một cách tức thì.
Những cách trị đau dạ dày đơn giản, hiệu quả
1. Trấn tĩnh tinh thần
Khi cơn đau dạ dày đang phát tác, bạn không nên lo lắng hay hoảng loạn. Thay vào đó, hãy ngồi trên ghế với một tư thế thoải mái, từ từ trấn tĩnh tinh thần và chậm rãi điều chỉnh hơi thở.
Lúc này, bạn nên chậm rãi hít một hơi thật sâu, sau đó từ từ thở ra. Lặp đi lặp lại quy luật hô hấp này trong vòng 10 đến 20 phút, cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm hoặc hết hẳn.
2. Thả lỏng vùng bụng
Khi bị đau dạ dày, bạn hãy cố gắng cởi bỏ thắt lưng, nới lỏng cúc quần để vùng bụng trở nên dễ chịu.
Người thường xuyên bị các bệnh lý về dạ dày nên chú ý lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh gia tăng sức ép lên vùng bụng.
Khi bị đau ở vùng bụng, việc giảm bớt áp lực lên bộ phận này là điều cần thiết để giúp cơn đau thuyên giảm. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
3. Luôn để sẵn bánh
Phần lớn các cơn đau dạ dày thường bắt nguồn từ tình trạng đói bụng do chế độ ăn uống không có quy luật.
Lúc cơn đau phát tác, bạn có thể "chữa cháy" bằng cách ăn các loại bánh mềm như bánh ngọt, bánh mì mềm, bánh quy,… Bạn cũng không nên uống sữa hoặc ăn thực phẩm quá cứng vào lúc này.
Người có tiền sử bị đau dạ dày luôn cần chuẩn bị sẵn một ít bánh trên phòng làm việc để đề phòng cơn đau phát tác.
4. Chú ý giữ ấm
Dạ dày bị đau do nhiễm lạnh thường bắt nguồn từ thói quen ăn hoặc uống đồ lạnh, từ đó gây ra kích thích đối với cơ quan này.
Với những người bị đau dạ dày do nguyên nhân kể trên, bạn có thể uống một chút nước ấm hoặc dùng túi chườm ấm đặt lên trên bụng để đẩy lùi cơn đau.
5. Uống nước đúng lúc
Để bảo vệ dạ dày, thời gian uống nước tốt nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước các bữa ăn trong ngày.
Nếu uống nước ngay sau khi ăn cơm, dịch vị bên trong dạ dày sẽ bị loãng và gây ảnh hưởng tới chất lượng tiêu hóa – hấp thu.
Tương tự như vậy, thói quen ăn cơm chan canh cũng tác động không tốt lên dạ dày và làm ảnh hưởng tới công năng của hệ tiêu hóa.
Một ly nước lọc ấm vừa phải vào buổi sáng không chỉ tốt cho dạ dày mà còn giúp bạn bắt đầu ngày mới một cách khoan khoái. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
6. Bài tập xoa bụng
Hai tay vắt chéo nhau đặt lên bụng. Nếu là nam thì tay phải đặt lên trên, tay trái đặt xuống dưới, nếu là nữ thì làm ngược lại.
Lấy rốn làm trung tâm, xoa bụng thuận theo chiều kim đồng hồ 36 vòng, sau đó xoay ngược chiều kim đồng hồ 36 vòng.
Bài tập này có công dụng giảm đau, tiêu trướng hữu hiệu, đồng thời còn làm tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện khẩu vị.
7. Ăn đúng giờ, đúng lượng
Để tránh mắc đau dạ dày, bạn cần duy trì chế độ ăn uống chuẩn về thời gian, vừa phải về số lượng.
Với người đã mắc đau dạ dày, thói quen ăn uống càng cần chuẩn chỉnh. Mỗi ngày duy trì đủ 3 bữa theo đúng khung giờ quy định.
Khẩu phần ăn giữa các bữa và các ngày cũng không nên quá chênh lệch, càng không thể để bụng quá no hay quá đói.
Thói quen ăn đúng giờ, đúng lượng sẽ giúp cơ thể hình thành quy luật tiêu hóa và tạo điều kiện cho dạ dày có khung giờ làm việc, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
8. Nhai kỹ, nuốt chậm
Thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ sẽ khiến thức ăn được khoang miệng nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày, từ đó có thể giảm áp lực đối với cơ quan này.
Số lần nhai càng nhiều sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra càng cao, từ đó có lợi cho niêm mạc dạ dày, nâng cao hiệu suất tiêu hóa – hấp thu.
Ăn chậm, nhai kỹ sẽ có lợi cho dạ dày và làm đẹp thêm tác phong ăn uống của bạn. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Trung y "mách nhỏ" 3 loại trà dưỡng dạ dày đầu năm
Trà hoa quế
Theo lý luận của Trung y, hoa quế là một loại dược liệu có rất nhiều công dụng, từng được cổ nhân ca tụng là "dược tốt trong trăm loại". Bởi vậy, hoa quế dùng nấu rượu, pha trà có thể tạo thành "thức uống trường thọ".
Hoa quế tính ôn, vị đắng, nhập vào phổi, kinh đại tràng, dùng để nấu trà hay ngâm rượu đều rất tốt.
Loại dược liệu này có công dụng ôn trung, tán hàn, làm ấm dạ dày, giảm đau, tiêu đờm, tán ứ, chủ trị hen suyễn, kiết lị, đặc biệt tốt cho người bị đau bụng.
Ngoài những công dụng kể trên, hoa quế còn có thể dùng với ngó sen, đường trắng, xay nhỏ thành bột để thêm vào món ăn.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng táo nấu với đường, sau đó thêm hoa quế để tạo thành mật táo hoa quế với công dụng kiện tỳ, khai vị.
Công dụng của thức uống từ hoa quế từ lâu đã được cổ nhân ca tụng. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Trà táo đỏ, câu kỷ tử
Nguyên liệu chủ yếu của thức trà này gồm có táo đỏ, câu kỷ tử, hoàng kỳ, mật ong. Cách pha chế cũng hết sức đơn giản.
Đầu tiên, đem hoàng kỳ rửa sạch, thái mỏng. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hột. Câu kỷ tử rửa sạch, để riêng.
Sau đó, cho lượng nước vừa phải vào nồi, thêm các nguyên liệu kể trên vào, dùng lửa to đun tới khi sôi, sau đó cho lửa nhỏ và đun khoảng 1 giờ.
Cuối cùng, lọc hết bã, đem nước bỏ vào cốc, thêm một lượng mật ong vừa phải sao cho tùy vào khẩu vị là có thể dùng được.
Một cốc trà câu kỷ tử sẽ giúp dạ dày của bạn thêm phần khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).
Trà sơn tra hoa hồng
Nguyên liệu chủ đạo gồm có sơn tra, hoa hồng, mật ong. Phương pháp pha chế như sau:
Bước 1: Đem sơn tra rửa sạch, thái vụn.
Bước 2: Bỏ hoa hồng, sơn tra vào nồi, thêm lượng nước vừa phải, dùng lửa lớn đun tới khi sôi, sau đó dùng lửa nhỏ đun thêm 15 phút.
Bước 3: Đợi đến khi nước trà còn ấm thì thêm chút mật ong vào là có thể dùng được.
*Theo Sina
Xem thêm:
4 động tác đơn giản giúp thon gọn mỡ bụng, người ngồi nhiều nhất định nên tập