Nam Cực không phải là "hoang mạc chết" trên hành tinh?
Sau những phát hiện lạ này, các nhà khoa học sẽ phải có những quan điểm khác về Nam Cực:
Có một thành phố cổ ở độ sâu 3.200m tại Nam Cực?
Theo nhà khảo cổ học và thám hiểm Jonathan Gray, thuộc Hiệp hội nghiên cứu toàn cầu WERA thì, việc đoàn phóng viên thám hiểm của kênh CaliforniaTV mất tích năm 2002 cùng sứ mệnh tìm kiếm của Hải quân Mỹ SEALs đã phần nào tiết lộ về một bí mật to lớn tại Nam Cực.
Nhà khảo cổ Jonathan Gray cho biết, dường như chính phủ Mỹ đang ráo riết ngăn chặn các thông tin bị rò rỉ ra ngoài mà đoàn phóng viên thu được khi cử biệt đội tinh nhuệ SEALs tới Nam Cực.
Mục đích của Mỹ là hòng che giấu những bằng chứng về cấu trúc cổ đại khổng lồ "chìm" bên dưới lớp băng dày 3.200m ở Nam Cực được 1 vệ tinh gián điệp phát hiện năm 2001.
Liệu đây có phải mặt trên của cấu trúc khổng lồ "chìm" ở bên dưới lớp băng sâu 3.200m ở Nam Cực? Ảnh: Google Earth.
Hai "cánh cửa" được cho là nơi dẫn xuống thành phố cổ ở Nam Cực. Ảnh: Google Earth.
Giới chuyên gia đánh giá, rất có thể đoạn video mà đoàn phóng viên thu được là mấu chốt để giải đáp về cấu trúc khổng lồ có niên đại khoảng 12.000 năm tuổi này.
Âm mưu sâu kín nào chính phủ Mỹ đang che giấu sau hàng loạt các nỗ lực bưng bít thông tin về phát hiện chấn động tại Nam Cực?
Tuy nhiên, các nỗ lực che mắt "thiên hạ" của chính phủ đã không thành công vì ngay sau đó xuất hiện hàng loạt các đội thám hiểm đến Nam Cực.
Tại đây, họ phát hiện thêm một "cấu trúc lạ" gần khu vực có cấu trúc khổng lồ ngầm ở Nam Cực. Điều kỳ lạ là, cấu trúc lạ này rất khác biệt so với các cấu trúc xung quanh.
Các nhà thám hiểm tuyên bố sẽ công bố bí mật về cấu trúc cổ này ngay sau khi phát hiện những manh mối quan trọng. Tuy nhiên, đến năm 2012, người ta không còn nghe gì về họ.
Cấu trúc lạ (khoanh đỏ) được phát hiện bên trên công trình ngầm ở Nam Cực. Ảnh: Google Earth.
Hình ảnh phóng to của cấu trúc lạ. Ảnh: Google Earth.
Phát hiện 3 kim tự tháp khổng lồ ở Nam Cực
Trong quá trình tìm hiểu thực hư về chuyện có tồn tại cấu trúc cổ ở bên dưới lớp băng dày 3.200m tại Nam Cực hay không, các nhà thám hiểm đến từ Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia khác lại phát hiện 3 công trình kim tự tháp khổng lồ tại lục địa băng giá này.
Nhiều bức ảnh đã được Chương trình Khoan Đại dương tích hợp Quốc tế (Integrated Ocean Drilling Program-IODP) công bố nhằm đảm bảo tính xác thực.
Kim tự tháp ở Nam Cực. Ảnh: Thedailyjournalist.
Hình ảnh so sánh giữa kim tự tháp ở Nam Cực (trái) và kim tự tháp ở Ai Cập.
Nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch tìm hiểu các công trình khổng lồ này nhằm tìm lời giải đáp cho câu hỏi: 3 công trình kim tự tháp tại Nam Cực là nhân tạo hay tự nhiên? Bí mật nào ẩn giấu trong các công trình khổng lồ này?
Xem video: Phát hiện 3 kim tự tháp tại Nam Cực
Kim tự tháp ở Nam Cực.
Những phát hiện bổ sung cho giả thiết từng tồn tại nền văn minh ở Nam Cực
Theo các nhà khoa học, việc phát hiện kim tự tháp tại Nam Cực rất có thể sẽ khiến con người nhìn nhận lại môi trường sống tại đây: Nó không quá lạnh lẽo, khắc nghiệt và hầu như không có người sinh sống như ngày nay.
Giả thiết này được củng cố ngay trong năm 2009, khi các nhà khoa học thu thập được các mẫu vật hạt phấn hoa. Họ cho biết, Nam Cực đã từng có mùa hè với mức nhiệt trung bình là... 20 độ C.
Năm 2011, các nhà địa chất đã hoàn thành tấm bản đồ chi tiết cho phần chìm của lục địa băng giá này. Theo đó, bên dưới Nam Cực tồn tại một dãy núi mà phần nổi (con người nhìn thấy) của nó chỉ mới chiếm... 1% độ cao của toàn dãy núi này!
Bản đồ thể hiện dãy núi "ngầm" ở Nam Cực. Ảnh: BBC.
Năm 2015, các nhà sinh vật học lại phát hiện một sinh vật (giống con cá nhỏ) sống ở bên dưới một lớp băng dày... 762m!
Hình dáng giống loài cá của sinh vật sống bên dưới lớp băng dày 740m tại Nam Cực. Ảnh: UNL.
Khả năng sống phi thường dưới bóng tối vĩnh cửu và giá lạnh của loài sinh vật này làm đảo ngược quan niệm bấy lâu nay rằng, với môi trường cực kỳ khắc nghiệt như Nam Cực, các sinh vật bên dưới lớp băng dày gần như không thể sinh sống!
Phát hiện này đã đưa các nhà khoa học đến với các giả định có thể giải thích cho hàng loạt các phát hiện chấn động về Nam Cực (như cấu trúc cổ sâu 3.200m dưới lớp băng dày): Nam Cực đủ ấm, đủ nước và môi sinh thuận lợi để tồn tại một nền văn minh cổ đại!
Theo các nhà nghiên cứu, lục địa Nam Cực đã từng có khí hậu ấm áp, có rừng và các dạng sống nguyên thủy. Và, rất có thể con người đã từng đến đây sinh sống và tạo nên những lục địa Á-Âu, Bắc Mỹ... như ngày nay.
Cách chắc chắn nhất để khẳng định những giả thiết trên là đúng hay không là chúng ta phải hiểu rõ những bí mật gì đang được chôn giấu ở bên trong lòng băng ở Nam Cực. Việc làm này cần rất nhiều thời gian và tâm huyết của các nhà khoa học.
Hình ảnh robot thám hiểm Nam Cực của nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế. Ảnh: Klaus Meiners/Woods Hole Oceanographic Institution.
Dưới một góc độ khác, các nhà ủng hộ học thuyết UFO tin rằng, cấu trúc cổ được cho là có niên đại 12.000 năm là dấu tích của một trong những thành phố do người ngoài hành tinh xây dựng cho con người.
Thậm chí, các kim tự tháp khổng lồ ở lục địa băng giá này cũng là các công trình quân sự bí mật có bàn tay can thiệp của người ngoài hành tinh.
Tạm kết
Liệu rằng, một lục địa giả định có tên Terra Australis (Vùng đất chưa được biết đến ở phía Nam) xuất hiện trên bản đồ châu Âu từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 có đúng là nơi đông đúc, có hàng triệu người sinh sống từ thời Ptolemy (thế kỷ 1)?
Bản đồ giả định của lục địa Terra Australis trên bức vẽ của các nhà địa lý thế kỷ 15. Ảnh: Internet.
Hay những điều bí ẩn liên tục được phát hiện tại Nam Cực có phải là những bằng chứng bổ sung cho giả thuyết về "Trái Đất... rỗng"?, nơi có một "thế giới khác" đang tồn tại song song với thế giới của con người trên mặt đất?
Dù là giả thiết nào được đưa ra đi chăng nữa, thì việc phải tìm cho được những bằng chứng xác thực nhất vẫn là cách mà con người chúng ta đưa ra kết luận nhanh nhất và chính xác nhất!
iFact về Nam Cực:
- Châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới, diện tích 14.000.000 km vuông.
- Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ -89 độ C), khô hạn nhất và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s, còn gọi là "gió sát thủ") trên Trái Đất.
- 98% châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km, có nơi dày 3,5km.
- Tại Nam Cực có khoảng 2.000 người sinh sống. Họ là các nhà nghiên cứu, đoàn thám hiểm đến từ các nơi trên thế giới.
[Factslides]
*Bài viết sử dụng các nguồn tiếng Anh: Ufosightingshotspot, Mostreadnews.uk, Theeventchronicle, Archaeologyhub, Ancient-code