Những nút giao đã làm thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô.
Nút giao của tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ luôn là điểm nhấn của giao thông Thủ đô ở khu vực phía Nam.
Thời gian tới, nút giao sẽ được đầu tư hơn 3.200 tỉ đồng để giải quyết tình trạng ùn tắc khu vực cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Vành đai 3 (Hà Nội).
Nút giao giữa Đại lộ Võ Nguyên Giáp với đường Hoàng Sa thuộc cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội, nơi đây được coi là "mặt tiền" của Thủ đô khi du khách mới đặt chân đến Hà Nội bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Nội Bài.
Nút giao này còn được gọi với cái tên "nút giao Vĩnh Ngọc" (Đông Anh).
Ở cửa ngõ phía Tây, nút giao đầu của Đại lộ Thăng Long giao cắt với đường Vành đai 3 là một điểm nhấn không thể không nhắc đến khi nói về hạ tầng giao thông của Thủ đô.
Nơi đây có hầm chui dài nhất Thủ đô với cây xanh và hàng cây rủ xuống bức tường khiến ai có lộ trình qua đây đều thích thú.
Nút giao Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Khuất Duy Tiến được xem là nút giao phức tạp nhất tại Hà Nội khi có đến 4 tầng đường giao thông. Hầm chui, đường Nguyễn Trãi, đường Vành đai 3 trên cao và tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trên cùng.
Hiện tại, Hà Nội có 4 hầm chui là Kim Liên, Nguyễn Trãi, Đại lộ Thăng Long và Lê Văn Lương - Tố Hữu. Đây là hầm chui mới nhất được đưa vào phục vụ nhân dân Thủ đô vào năm 2022.
Nút giao Cổ Linh giúp các phương tiện lưu thông hướng cầu Vĩnh Tuy, đường Cổ Linh, đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì kết nối trực tiếp với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại, giúp rút ngắn thời gian đáng kể so với việc đi vòng vào đường nhánh. Giảm ùn tắc giao thông, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.
Nút giao đường Vành đai 2 với cầu Vĩnh Tuy rực rỡ trong ánh đèn đêm. Đây là nút giao được kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông khi thời gian qua dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được đưa vào sử dụng.