Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được

Vũ Thành Long |

Sao Hỏa là một hành tinh thú vị, với rất nhiều những điều bí ẩn và kỳ lạ để con người chúng ta có thể khám phá trong tương lai. Sau đây là một số những địa điểm trên sao Hỏa, mà những nhà du hành vũ trụ tương lai có thể ghé thăm

Olympus Mons 

Olympus Mons là núi lửa mạnh nhất và lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nằm trong vùng núi lửa Tharsis, kích thước của Olympus Mons lớn bằng tiểu bang Arizona của nước Mỹ, và nó cao đến 16 dặm (25 km). Như vậy có nghĩa là độ cao của ngọn núi này gấp gần 3 lần so với đỉnh Everest - với 8,9 km.

Đây là một ngọn "núi lửa khiên" khổng lồ, được hình thành bởi dung nham chảy xuống dưới bề mặt. Độ nghiêng của sườn núi chỉ chưa đầy 5%, nên con người có thể leo lên được. Ở đỉnh của Olympus Mons là một vòng tròn đất lún có đường kính lên đến 85km, do sự sụt lún của phần đất đá phía trên đỉnh.

Hệ thống núi lửa Tharsis

Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được - Ảnh 1.

Nếu bạn có thể leo được lên Olympus Mons, hãy dành ra chút thời gian để nhìn sang các ngọn núi khác - thuộc hệ thống núi lửa Tharsis. "Tharsis" là một hệ thống gồm 12 núi lửa khác nhau hoạt động độc lập, trong một khu vực có độ rộng 4.000 km (theo NASA).

Các núi lửa ở đây đều to hơn và cao hơn nhiều lần so với Trái Đất, một phần là do trọng lực của sao Hỏa yếu hơn hành tinh của chúng ta. Có thể kể đến những ngọn núi khác như Pavonis Mons, Ascreaus Mons và Tharsis Tholus.

Valles Marineris

Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được - Ảnh 2.

Sao Hỏa không chỉ có hệ thống núi lửa rộng lớn nhất, mà còn có hẻm núi rộng lớn nhất nữa. Valles Marineris là một hẻm núi tự nhiên dài hơn 3.000 km, gấp 4 lần so với Grand Canyon, một trong những khu Vườn Quốc gia được ghé thăm nhiều nhất thế giới.

Hiện tại, vẫn chưa được làm rõ ràng rằng hẻm núi này được hình thành như thế nào, nhưng có một số giả định về vấn đề này. Giả thuyết hợp lý nhất cho rằng chính dung nham núi lửa đã chảy qua những khu vực núi đá khác, tạo ra một con hẻm lớn được biết đến với cái tên "Valles Marineris".

Cực Bắc và cực Nam

Sao Hỏa có hai cực Bắc và Nam, nhưng lại có thành phần kết cấu hơi khác nhau một chút. Cực Bắc đã được chụp lại và nghiên cứu bởi vệ tinh Phoenix năm 2008, còn cực Nam thì được quan sát bởi các tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo.

Vào mùa đông, theo như NASA, nhiệt độ ở hai đầu cực trở nên lạnh lẽo đến mức khí CO2 đông lại thành đá trên bề mặt. Nhưng vào mùa hè, quá trình này lại bị đảo ngược. Khí CO2 vào mùa hè sẽ bị thăng hoa trở lại bầu khí quyển.

Vào lúc đó, tất cả khí CO2 sẽ hoàn toàn biến mất ở cực Bắc, để lại chỉ toàn đá và băng. Nhưng một số lại vẫn còn ở cực Nam, dưới dạng băng mà chưa bị thăng hoa hoàn toàn. Điều này góp phần quan trọng trong sự sản sinh gió tại sao Hỏa.

Hố Gale và núi Sharp (Aeolis Mons)

Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được - Ảnh 3.

Được biết đến với sự tiếp đất của robot vận hành "Tò mò" vào năm 2012, và hố Gale được biết đến với những dấu hiệu cho thấy có nước tồn tại trên sao Hỏa. "Tò mò" cũng đã bắt đầu cuộc khám phá của mình tại một ngọn núi lửa gần đó có tên là "Aeolis Mons", hứa hẹn sẽ tìm được nhiều thứ thú vị.

Một điều nữa mà "Tò mò" tìm được ở đây là những dạng sống cổ đại phức tạp - lên đến 3,5 tỉ năm tuổi. Và song song với việc đó, các nhà khoa học đã tìm được một lượng methane (CH4) cô đặc trong bầu khí quyển. Nhưng vẫn chưa thể kết luận chắc chắn là có sự sống được.

Đây hứa hẹn sẽ tiếp tục là nơi có những phát hiện thú vị trong tương lai.

Medusae Fossae

Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được - Ảnh 4.

Medusae Fossae là một trong những nơi kì dị nhất trong sao Hỏa, một số người thậm chí còn kết luận nơi này đã từng diễn ra một vụ va chạm UFO.

Lời giải thích hợp lý nhất về bản chất của Medusae Fossae là một lớp trầm tích núi lửa lớn, có kích thước bằng ⅕ nước Mỹ. Qua thời gian, gió đã kiến tạo nên những cấu trúc mang một vẻ đẹp rất tuyệt vời. Nhưng sẽ phải nghiên cứu nhiều hơn nữa nếu muốn biết cái gì đứng sau sự hình thành nên Medusae Fossae.

Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra rằng, nơi đây được tạo nên do một vụ phun trào núi lửa trên sao Hỏa cách đây 500 triệu năm. Chính "vụ phun trào" này cũng giải thích cho việc bầu không khí của sao Hỏa cũng đang nóng lên.

Những đường dốc nối tiếp nhau trên hố núi lửa Hale

Sao Hỏa là nơi mà có rất nhiều những địa điểm gọi là "những đường dốc nối tiếp nhau" (recurring slope lineae). Những đường RSL này xuất hiện chủ yếu ở phần dốc của những hố núi lửa ở sao Hỏa.

Năm 2015, NASA ban đầu đã thông báo rằng những đường RSL này có thể là sản phẩm của những dòng khí quyển hoặc những dòng cát khô chảy theo đường dọc. Nhưng mọi thứ vẫn chưa thể thực sự rõ ràng.

Trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể tới gần những nơi đó, và tìm hiểu thực tế là gì. Nhưng, có một khó khăn, là những đường RSL này có chứa những vi khuẩn có hại, và con người có thể bị lây nhiễm.

"Đụn cát ma quái" ở Noctis Labyrinthus và vịnh Hellas

Những nơi trên Sao Hỏa mà con người có thể khám phá được - Ảnh 5.

Sao Hỏa là một hành tinh, mà địa hình của nó được hình thành và kiến tạo chủ yếu bởi gió. Nhưng chúng ta có thể thấy được những dẫn chứng về nước trong quá khứ. Một trong số đó là những "đụn cát ma quái" ở vịnh Hellas.

Nghiên cứu cho thấy rằng nơi đây đã từng có rất nhiều những đụn cát cao đến cả chục mét, nhưng dường như đã có một "trận lũ lụt" xảy ra khiến cho phần đầu của chúng bị xói mòn đi, trong khi phần còn lại vẫn được bảo toàn.

Những đụn cát này đã cho thấy việc Sao Hỏa đã từng có gió, và nó đã ngự trị như thế nào. Và nó cũng cung cấp những dấu hiệu cho các nhà khí hậu học tìm hiểu về môi trường cũ của sao Hỏa, về bản chất của nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại