Bước sang năm thứ 5 sinh sống tại New Zealand, ba mẹ con đã nhiều lần đối diện với khó khăn. Những lúc thậm chí không có nơi ở, và đến nay đã chuyển chỗ 11 lần. Nhưng có lẽ khó khăn hơn cả là thời điểm TP Auckland, nơi ba mẹ con sinh sống bị phong tỏa nhiều tháng liền vì dịch bệnh Covid-19.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng tháng 8/2020, thành phố bị phong tỏa đột ngột khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên do dịch bệnh Covid-19.
Vicky lúc này đang học năm nhất Đại học Công nghệ Auckland (AUT) và Alisa bước vào cấp 3, bắt đầu hành trình vượt cấp như chị gái. Suốt nhiều tháng liền trong cảnh khó khăn, không tìm được việc làm, tiền bạc và lương thực cạn kiệt, ba mẹ con phải từ ăn cháo trắng cho tới những chiếc bánh mỳ "quá đát" trong siêu thị.
Những tưởng rằng, khó khăn vậy sẽ đốn ngã gia đình ba người Việt bé nhỏ này. Nhưng không, dường như càng khó khăn thì tinh thần dũng cảm càng được giương cao.
Những tháng cuối cùng của năm, cơn bão mang tên Covid-19 một lần nữa lại ập đến. Suốt hơn 60 ngày, ba mẹ con dương tính tới 3 lần, trong cảnh không người thân, không người giúp đỡ. Dẫu ngặt nghèo đến vậy, những đôi bàn tay vẫn nắm chặt nhau cùng với một ý chí sẽ chiến thắng tất cả, những nỗ lực họ bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng. Họ vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt hàng ngày, dậy từ 5 giờ sáng và kết thúc vào 10 giờ đêm, học tập và làm việc hăng say, miệt mài.
Chị Hoa không khỏi rưng rưng khi nhớ lại khoảng thời gian đó: "Ba mẹ con có mấy bộ quần áo thôi, ăn đồ ăn miễn phí trong siêu thị nhưng vẫn học, cũng không kêu ca, xin tài trợ, hay nói gì với ai hết. Bởi đây là trách nhiệm của mình, mình đưa các con sang, mình phải cố gắng. Đây cũng là khó khăn lớn nhất của ba mẹ con".
"Bạn tưởng tượng, hai con, một con sắp tốt nghiệp đại học, một con đang vượt cấp vào đại học. Cả hai chị em phải dùng chung một chiếc máy tính học online, trong điều kiện như vậy".
"Tôi nghĩ năng lượng lớn nhất để vượt qua chính là từ lòng tự tôn dân tộc. Và đây cũng là tài sản lớn nhất mà tôi tự hào, để lại cho các con, chứ không phải là kiến thức, phương pháp học. Vì tôi biết, các con mai sau trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ không bao giờ sa ngã được, bởi tinh thần đó nhiệm màu và kỳ diệu đến vô cùng, đặc biệt đối với những người con xa xứ như gia đình tôi".
Vicky: Em đã đạt thành tích là người Việt Nam nhỏ tuổi nhất đã hoàn thành bằng đại học trong 2 năm ở tuổi 15 và cũng là người có điểm cao nhất (tuyệt đối) trong trường vào thời gian đó, trong chuyên ngành của mình.
Cùng thời gian này, em cũng được nhận giải Top 100 thần đồng trên toàn Thế giới dưới tuổi 15 trong bộ môn Toán.
Ngoài sự kiên trì, nỗ lực, trong thời điểm gian khó ấy, ba mẹ con còn nhận được sự động viên của ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.
Khi biết ba mẹ con đều mắc Covid-19, vị thuyền trưởng của Hòa Bình thực sự đã khóc. Ông tìm thấy một sự đồng cảm trong câu chuyện của ba mẹ con, giống với hành trình đưa con tàu Hòa Bình trở thành một tập đoàn xây dựng lớn mạnh: "Ta đi khắp thế giới với trái tim thiết tha yêu đời và với giấc mơ tuyệt vời/ Một Việt Nam sẽ muôn đời đẹp tươi".
Ông hỏi chị Hoa có cần giúp gì hay không, chị Hoa trả lời, "anh có thể hát cho mấy mẹ con nghe bài hát của anh được không?". "Anh Hải vừa hát vừa khóc, đó là một giây phút rất cảm động. Nó giúp mẹ con tôi, ngoài đức tin thì có một người quan tâm đó là anh Hải", chị Hoa xúc động nói.
Bài hát đó có tên "Mọi bước đi - Một giá trị", cũng là bài hát truyền thống của Tập đoàn Hòa Bình. Trong bài hát, chị Hoa rất thích câu "Bước đi với tấm lòng từ bi".
"Lúc đấy tôi mới nghĩ, để có thể lãnh đạo Tập đoàn Hòa Bình 35 năm, anh ấy chắc chắn đã vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể viết được câu ‘tấm lòng từ bi’. Cho nên khó khăn của mấy mẹ con có là gì đâu, và chúng tôi vượt qua được giai đoạn này cũng nhờ một phần bài đó", chị Hoa tâm sự.
Chị Hoa chia sẻ thêm: "Một bài hát của người Việt chẳng liên quan gì đến cuộc sống bên này nhưng nó lại thể hiện tinh thần dân tộc rất lớn: ‘Đi khắp thế giới với trái tim thiết tha yêu đời và với giấc mơ tuyệt vời... Dấu chân ta ghi rạng ngời với tấm lòng từ bi’".
"Vào giờ phút đó, như có một sức mạnh cộng hưởng, thôi thúc những người Việt xa xứ như chúng tôi phải cố gắng để làm sáng danh đất nước mình. Bởi vậy, thông qua bài viết này, ba mẹ con xin được gửi lời tri ân tới anh Hải, anh đã rất quan tâm và động viên Vicky, Alisa trong thời gian qua".
Lời động viên cũng về "lòng từ bi" ấy có một sứ mệnh quan trọng tiếp thêm động lực cho Vicky trong hành trình vượt cấp, làm sáng danh hình ảnh của người Việt Nam trên đất nước New Zealand. Vì thời điểm đó, Vicky chưa đỗ đại học, mọi người chưa biết đến câu chuyện của ba mẹ con.
Sau khoảng một tháng được ông Vũ động viên, Vicky đã xuất sắc vượt cấp và trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của Đại học Công nghệ Auckland (AUT).
Càng đến gần ngày Vicky tốt nghiệp đại học, một nguy cơ mới lại nảy sinh, em có thể bị buộc về nước do chưa đủ tuổi cấp thị thực lao động (18 tuổi). Dù em đã được nhận lời mời thực tập và làm việc cho một vài công ty tài chính, nhưng vẫn gặp vướng mắc về này.
Thực tế đó, khiến gia đình chị Hoa đối diện với nguy cơ bị chia cắt. Alisa (10 tuổi), đang vào khoảng thời gian học vượt cấp vào đại học. Và khi thấy chị gái có một tương lai phủ đầy khó khăn như vậy, liệu rằng Alisa còn động lực nào để bước tiếp hành trình?
Cùng vào thời điểm này, khi bài báo của một phóng viên New Zealand đăng tải về câu chuyện trên, ủng hộ việc một người giỏi cần có visa mà không cần phải đấu tranh. Bên cạnh những lời an ủi, động viên, chị Hoa và hai con còn chịu luồng dư luận trái chiều của cộng đồng người Việt ở cả New Zealand và Việt Nam.
Mọi người bình luận với những lời lẽ sát thương cao, nghĩ rằng chị Hoa đang lợi dụng sự thông minh của Vicky để xin nhập quốc tịch vào New Zealand. Nhưng nếu để như vậy, chị làm điều đó một mình có phải dễ hơn không, khi bước sang năm thứ 5, chi phí sinh hoạt, học tập của ba mẹ con đã lên tới 600.000 đô New Zealand. Tính riêng sinh hoạt phí mỗi năm là khoảng 70.000 đô New Zealand, thách thức đó lớn như vậy, động lực nào có thể đương đầu nổi, nếu đó không phải từ tình yêu thương.
Để lo được khoản chi phí đắt đỏ này, trong suốt hơn 1.500 ngày qua, ngày nào chị Hoa cũng làm 3 công việc cùng một lúc, và mỗi ngày chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ. Trường hợp của Vicky, Alisa do còn nhỏ tuổi, nên tại quốc gia này cũng chưa có cơ chế xin học bổng.
Trong cảnh bế tắc và cùng đường ấy, chị liên tiếp bị mọi người hiểu nhầm, áp lực tâm lý ấy còn gây tổn thương đối với hai con. "Các con có khả năng, các con cứ chứng minh khả năng của mình. Còn mọi chuyện khách quan xã hội, điều luật, pháp lý, đấy chính là việc của mẹ", chị Hoa nói với Vicky, Alisa.
Đúng như điều chị Hoa đã nói, trước đó, trường cấp 3 không tự nhiên cho Vicky, Alisa học vượt cấp. Dựa vào Hiến pháp New Zealand, qua việc nghiên cứu các tổ chức quốc tế mà quốc gia này là thành viên, cùng với các nghị định song phương và đa phương về quyền trẻ em, chị đã đấu tranh liên bộ – Bộ Di trú, Bộ Lao động, Bộ Giáo dục.
Suốt thời gian đó, chị Hoa đã viết hơn 1.000 email gửi các bên liên quan để cho hai con có cơ hội học vượt, thi tốt nghiệp cấp 3. Đối với trường hợp của Vicky, chị mất 2 tháng để xin được thư đặc cách của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Thậm chí trước khi cho phép Vicky tốt nghiệp, một giáo viên còn nói nếu em thi trượt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường.
Đây dường như cũng là một sự trở ngại nữa, chị Hoa phải tiếp tục đấu tranh giành Visa cho Vicky, một quyền lợi rất cơ bản mà bất cứ sinh viên quốc tế nào cũng có. Đó cũng chính là tinh thần mà chị chia sẻ với các con, nếu không còn đường thì chúng ta sẽ tạo ra con đường. Không bao giờ được đổ lỗi cho hoàn cảnh, khó khăn chỉ là đang thử thách giới hạn của chúng ta để đến những thành công lớn hơn.
Trường hợp, Vicky tốt nghiệp đại học, không được đi làm, không được học lên, bắt buộc phải về nước. Alisa đỗ đại học, nhưng đứng trước nguy cơ bị chia cắt với chị gái, ba mẹ con sẵn sàng bỏ lại tất cả để về quê hương. Alisa (11 tuổi) học lại lớp 5, còn Vicky (15 tuổi) học lại lớp 8.
Vicky: Thông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân, đối với sinh viên quốc tế họ sẽ được cấp 1 visa 3 năm. Nhưng do em dưới 18 tuổi nên không được cấp.
Giờ đây chỉ còn một cách, đi học tiếp thì đương nhiên sẽ phải chi trả học phí, mà học phí của sinh viên quốc tế rất cao. Nếu đi theo con đường này sẽ có áp lực về tài chính. Còn nếu muốn đi làm cũng không được, vì em không đủ tuổi lao động.
Vì lẽ đó, em rất lo lắng, không biết bản thân phải làm gì tiếp và làm như thế nào.
Tụi em khi đó chỉ biết cố gắng tìm học bổng thôi, nhưng ở New Zealand họ yêu cầu hai chị em phải từ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ.
"Vào thời điểm Vicky học xong đại học, tháng 12/2021, tôi đã thử liên hệ với một số trường đại học ở Việt Nam và Pháp, đều nhận được câu trả lời rằng với tuổi nhỏ như vậy con không thể học lên thạc sĩ, con phải tiếp tục học theo chương trình lớp 9", chị Hoa chia sẻ.
Nhưng cuối cùng những nỗ lực của cả ba mẹ con đã được đền đáp, Vicky được đặc cách học thẳng lên tiến sĩ, trở thành trường hợp chưa từng có trong lịch sử của nền giáo dục New Zealand. Cùng năm, Alisa (11 tuổi) đã phá vỡ kỷ lục của chính chị gái, trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử của Đại học Công nghệ Auckland (AUT), trở thành sinh viên đại học người Việt nhỏ tuổi nhất trên toàn cầu.
Vậy nên, để có được thành quả trên, không phải là sự tình cờ mà cần có phương pháp giáo dục đúng đắn như chị Hoa đã chia sẻ ở đầu bài viết. Phương pháp cũng được chị áp dụng cho 3 học sinh người Trung Quốc, và các em đều có thể học vượt từ 3 - 4 lớp.
Tháng 12/2021, Vicky tốt nghiệp đại học, trong lúc chờ đợi phản hồi của các cơ quan chuyên môn về việc có được tiếp tục ở lại hay không, cô bé thần đồng đã dùng 4 tháng nghỉ hè để tự học hết kiến thức 6 năm của chương trình cử nhân, thạc sĩ về khoa học dữ liệu.
Không cần sự hướng dẫn của các giáo sư, sau khi đọc hơn 200 bài báo khoa học về lĩnh vực bảo mật công nghệ thông tin, Vicky đã tự viết đề cương luận án tiến sĩ trong vòng một tuần.
Đứng trước hội đồng khoa học gồm 8 giáo sư đầu ngành của Trường Đại học Công nghệ Auckland (AUT), Vicky đã bảo vệ thành công đề án "Phương pháp tối ưu chống tấn công diện rộng trong hệ thống bảo mật công nghệ thông tin của một Chính phủ" và nhận được quyết định làm tiến sĩ.
Đây là một điều chưa từng có trong tiền lệ của nền giáo dục New Zealand. Chưa một sinh viên nào được tuyển thẳng từ hệ đại học lên thẳng tiến sĩ mà không phải qua chương trình thạc sĩ.
Điểm đặc biệt hơn, chuyên ngành mà Vicky được nhận làm tiến sĩ, khác hoàn toàn với hai chuyên ngành trước đó tại đại học. "Các giáo sư chia sẻ rằng, trong suốt 40 năm làm thầy của họ, chưa từng gặp một sinh viên nào tự học hoàn toàn như thế", chị Hoa nhớ lại.
Đề án mà cô bé thần đồng nghiên cứu rất khó, đã có nhiều người đi nhưng chưa có kết quả. Đến mức, vị giáo sư trưởng khoa đã phải nói rằng: "Đề án này quá khó, thầy không chắc đủ giỏi để hướng dẫn con. Thầy chỉ giúp con được 30%, còn lại con tự bơi hoặc tìm thêm giáo sư khác hỗ trợ".
Nghe lời thầy dặn, Vicky đã viết email thuyết phục 10 giáo sư của ngành tại các trường đại học, trung tâm danh tiếng trên khắp thế giới. Và nhận được email trả lời của 5 giáo sư, trong số đó, cô bé thần đồng đã lựa chọn một vị giáo sư tại Mỹ, thuộc top 5 thế giới về bảo mật công nghệ thông tin.
Video: Minh Đức
Vicky: Đối với việc học, em nghĩ điều quan trọng là hiểu được bản chất của chủ đề đó. Từ đó, mình có thể kết nối những kiến thức đã biết, sẽ hiểu được sâu hơn thay vì chỉ nhớ ở phần ngọn của nó.
Vicky: Không đâu anh (cười). Bởi ngay cả khi nghĩ rằng đã biết thì mình liền nhận ra, bản thân chỉ biết ở phần bề mặt thôi. Càng đi sâu vào nghiên cứu, mình mới thấy rằng bản thân giống như một đứa trẻ sơ sinh khi lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Vicky: Học đại học bình thường chỉ lên lớp học, còn học tiến sĩ phải làm nghiên cứu. Việc nghiên cứu, em chưa có kinh nghiệm bao giờ, nên các phương pháp nghiên cứu phải tự học hết.
Trước đây khi trợ giảng cho giáo sư, em cũng biết một số phương pháp rồi. Sau đó được giáo sư hướng dẫn, em cũng hỏi thầy và những nghiên cứu sinh khác. Tựu chung, em phải hỏi rất nhiều, cho đến khi nào hiểu được mới thôi. Ban đầu cũng nhiều khó khăn, nhưng mình phải từng bước khắc phục để có thể thích nghi ở môi trường mới.
Vào đầu tháng 2/2020, thông tin về một cô bé người Việt ở tuổi 13 trúng tuyển vào một trường đại học danh tiếng ở New Zealand như một cơn sốt, dấy lên sự quan tâm của người dân "xứ sở kiwi" cũng như cộng đồng người Việt Nam trên toàn cầu.
Khi đó Alisa mới 9 tuổi, theo mẹ đến trường đàm phán với Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ Auckland (AUT) về việc trao học bổng cho chị gái Vicky. Trong phút nghỉ giữa chừng, thầy hiệu trưởng Derek McCormack bèn quay sang hỏi Alisa, đang ngồi cạnh mẹ và chị gái.
Từ buổi đó, Alisa, một cô bé học sinh lớp 7, Trường Selwyn College (New Zealand) đã có sẵn trong một mình một lộ trình vượt cấp vào đại học. Bên cạnh sự hy sinh của mẹ, tấm gương của chị gái Vicky, còn có lời hứa của thầy Derek McCormack.
Học bổng toàn phần đại học tại AUT trị giá 150.000 đô New Zealand, một số tiền quá lớn đối với hoàn cảnh của ba mẹ con. Và thương mẹ, Alisa hơn bao giờ cũng muốn biến lời nói thành hành động, không phải lo tiền học phí cho Alisa, giấc ngủ của mẹ sẽ ngon hơn.
Kể từ đó, chỉ trong vòng hai năm, Alisa đã kiến tạo nên một kỳ tích mà chưa từng có một học sinh nào trước đó làm được, kể cả chị gái Vicky - Chỉ mất 10 tháng (từ tháng 2 - 12/2021) để hoàn thành chương trình 5 năm bậc trung học phổ thông (từ lớp 9 đến lớp 13).
Điều kiện để thi tốt nghiệp cấp III (NCEA) và vào đại học ở New Zealand là Alisa phải hoàn thành 80 tín chỉ. Nhưng đến tháng 6/2021, Alisa mới tích lũy được 21 tín chỉ, trong khi lịch thi tốt nghiệp cấp III ở New Zealand diễn ra vào tháng 11. Cũng vào thời điểm này, từ tháng 8 - 11/2021, TP Auckland lại bị phong tỏa vì dịch Covid-19, học sinh phải chuyển hoàn toàn sang học online.
Lo lắng việc học của Alisa không khả thi, các giáo viên đã hơn 10 lần gửi email cảnh báo kế hoạch vượt cấp của em. Thông thường học sinh có 3 năm để hoàn thành 60 tín chỉ, nhưng Alisa chỉ mất bốn tuần, và như thế em phải làm 6 bài kiểm tra mỗi tuần.
Alisa: Ban đầu, em cũng chỉ mong muốn đóng góp một điều khác biệt cho đất nước mình và cũng cho New Zealand.
Alisa: Lúc mới sang đây em cũng học bình thường, với lại cũng mải chơi (cười). Đến khi chị Vicky vào học đại học, lúc đó em đang học lớp 7, em thấy chị làm được thì mình cũng làm được. Với lại em thấy ở trường cấp 3 không vui lắm (cười), nên thử sức nhảy lên đại học luôn (cười).
Alisa: Mẹ không so sánh được. Tại em và chị Vicky khác nhau nhiều quá (cười). Thiên hướng học của em (khoa học xã hội) hoàn toàn khác với chị luôn (khoa học tự nhiên), nên nếu so sánh cũng không tương đồng, giống như so sánh táo với cam vậy (cười).
Alisa: Chị Vicky là người truyền cảm hứng để em học lên đại học. Trong mắt em, chị Vicky là một người chăm học, nỗ lực, muốn làm điều gì thì làm tới cùng luôn.
Em là em gái của chị Vicky nên em thấy chị cũng bình thường như tất cả mọi người. Chị cho em thấy, việc nhảy lớp cũng không phải điều gì quá đáng sợ.
Chị Vicky rất nhút nhát, không có nhiều bạn như em, em thì có cả trường (cười). Chị tuy thích ngồi một mình nghiên cứu, nhưng đôi khi cũng say rubik lắm (cười).
Đôi khi có những việc rất bình thường nhưng chị lại làm phức tạp nó lên. Như hồi em học lớp 9, có một bài toán về biểu đồ rất đơn giản, nhưng chị ấy lại dùng kiến thức đại học giảng, em nghe mãi không hiểu.
Em nghĩ, đôi lúc chị không cần làm mọi thứ giống như ở trường, có nhiều cái mình có thể làm bình thường được mà (cười).
Alisa: Lúc đó em cũng vui. Bình thường chị thắng em trên rất nhiều thứ, nhưng bây giờ em đã thắng được chị một lần (cười).
Chị Vicky cũng không buồn về chuyện này đâu. Chị nói với em rằng, chị sẽ là người học xong tiến sĩ sớm nhất và đây là một kỷ lục khác mà em cũng phải phá vỡ. Nhưng không cạnh tranh quá đâu, kiểu vui trong gia đình thôi (cười).
Kính mời Quý độc giả đọc phần 1: