1. Casu Marzu
Chắc hẳn nhiều người cũng đã hơn một lần nghe nói tới món đặc sản vùng Sardinia, Italy này. Phô mai Casu Marzu, còn được gọi là "phô mai thối" có cách thức chế biến khá phức tạp và mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để làm ra món ăn này, trước tiên bạn cần có một mẩu phô mai Pecorino. Để đẩy nhanh quá trình lên men, người ta sẽ để một loại ruồi đặc biệt đẻ trứng vào miếng phô mai; trứng ruồi nở ra giòi sẽ tiết ra enzym đặc biệt làm món ăn mềm, mịn và có hương vị kỳ lạ.
Một khối Casu Marzu...
Thế nhưng, những người yếu tim (hoặc yếu bụng) thì được khuyến cáo không nên ăn món này.
Dễ hiểu thôi, vì chỉ cần nhìn cận cảnh món ăn này, bạn đã có thể thấy hàng tá giòi vẫn ngoe nguẩy sống nhăn, chưa kể, nếu bụng yếu không tiêu hóa được giòi, chúng sẽ sống luôn tại ổ bụng người ăn và gây ra nhiều biến chứng về tiêu hóa.
Cận cảnh đàn giòi lúc nhúc, sống nguyên ngụ trong một khối Casu Marzu.
2. Đầu cá thối Alaska
Chào mừng bạn đến với miền hoang dã, nơi không một phần nào của con cá bị bỏ đi. Người bản địa Alaska ngoài món cá hồi hảo hạng thì còn một bất ngờ dưới 3 tấc đất mang tên "Stinkhead", hay chính là những chiếc đầu cá hồi đến chó mèo còn chê bị loại bỏ sau khi làm cá.
Những chiếc đầu cá này sẽ được chôn xuống một cái hồ kín đợi thối rữa và lên men, hoặc buộc lại trong các chum vại và túi nhựa đóng kín. Sau khi đợi khoảng 3 đến 5 tuần, khi muốn ăn, người Alaska sẽ đào lên, nghiền nhỏ và ăn "hỗn hợp" dưới chiếc hố đang phân hủy kia.
Đầu cá hồi thối Alaska
3. Thịt bò mốc
Tên ra sao món đúng vậy, thịt bò mốc là một tảng thịt bò được để cho lên mốc. "Aged beef" sẽ được cắt ra một tảng to từ con bò rồi để mặc cho khô quắt lại một cách tự nhiên; đồng thời trên bề mặt tảng thịt bò, một lớp mốc mỏng sẽ dần được hình thành.
Đến khi muốn ăn, người dùng chỉ việc... cạo lớp mốc trên bề mặt tảng thịt bò đi, sử dụng lớp thịt phía bên trong để làm thành món bít tết nóng hôi hổi, như chưa từng mốc meo...
Thịt bò mốc nhưng lại rất ngon miệng.
4. Kimchi
Không có gì nhiều để nói về món ăn truyền thống của xứ củ sâm nay đã không còn xa lạ gì ở Việt Nam.
Kimchi được làm từ lá của cây cải bắp hoặc cải thảo, trộn đều với nhiều loại hương liệu cho có vị cay, sau đó được ngâm vào một dung dịch trong bình kín và đợi lên men trong một thời gian trước khi thưởng thức.
Kimchi đã không còn quá xa lạ với người Việt Nam
Xếp Kimchi vào bảng xếp hạng "thiu thối" này có vẻ hơi oan cho món ăn nổi tiếng nhất Hàn Quốc, vì ngay cả trong công đoạn chế biến hay ăn thì Kimchi đều không có mùi quá khó chịu.
5. Súp Miso
Chắc hạn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy món súp có hương vị đậm đà và mùi thơm dễ chịu của Nhật Bản lại nằm trong danh sách các món ăn "nghe kể đã buồn nôn" này.
Thế nhưng món súp này hóa ra cũng được chế biến từ đậu nành lên men, sau đó đem nấu với đậu phụ, rong biển, lúa mạch v.v.... Cũng như Kimchi, súp Miso dù đúng là một món ăn được nấu từ phương pháp "để thối lên men", nhưng xếp vào đây lại có phần oan ức.
Súp Miso là món ăn phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản.
6. Hákarl - thịt cá mập thối Iceland
Đối với Iceland, Hákral là món ăn thuộc hàng quốc bảo, còn ở nơi khác, nhiều khả năng món ăn này sẽ bị ném vào thùng rác hay hố phân.
Nguyên nhân là, Hákral thực chất là món thịt cá mập thối, được làm từ thịt cá mập chôn trong hố cát trong từ 6 đến 12 tuần, sau đó được đào lên và treo lên, hong cho khô gió trong từ 6 đến 12 tuần.
Nhìn thì giống vịt quay Bắc Kinh, mùi thì giống sản phẩm tiêu hóa của món đó luôn...
Và có lẽ cũng chỉ có người Iceland là hồ hởi thưởng thức món ăn siêu dị này, khi mà các du khách khi đến Iceland du lịch đều mô tả món ăn này có mùi "hố phân" nồng nặc không thể nào quên được.
7. Tempeh - bánh đậu tương Indonesia
Indonesia là quê hương của món Tempeh. Món ăn này được làm bằng cách ngâm đậu nành trong dấm và đợi chúng lên men.
Đậu nành và dấm, nghe thì chẳng liên quan gì tới nhau, thế nhưng sau cùng lại sản sinh ra một loại nấm mốc bám trên mặt thớ đậu nành, khiến nó có hương vị khá đặc biệt.
Tại Việt Nam, Tempeh còn được gọi là bánh đậu tương, được cho là món ăn ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Bánh đậu tương Tempeh.
8. Fesikh, cá khô Ai Cập
Đây là một món ăn rất phổ biến trong suốt lễ hội Sham-el-Nessim ở Ai Cập. Nó được làm từ cá hồi phơi nắng, đợi cho khô quắt lại rồi sau đó bảo quản trong muối.
Việc ngộ độc khi ăn món Fesikh khá phổ biến do công thức chính xác của món này được truyền miệng qua lại và thường bị nhầm lẫn, sơ xuất trong quá trình chế biến.
Cá khô Ai Cập Fesikh
9. Igunaq, Alaska
Miền hoang dã lại rộng vòng tay đón bạn trở về với Igunaq, còn được biết tới với cái tên "thịt nướng chôn đất". Người Inui ở Alaska bảo quản thịt của họ bằng cách nướng rồi cắt nhỏ thành nhiều miếng, chôn sâu xuống đất sắp đóng băng vào mùa thu.
Sau một thời gian đủ dài (tự ước lượng), người ta đào lên và thưởng thức, sau đó tùy vào vận may để xem họ có bị ngộ độc hay không! Nghiêm túc đấy, vì món ăn này không hề có công thức cố định mà mỗi nhà sẽ tùy theo tình hình mà tự ước lượng thời gian hạ thổ thịt nướng.
Những tảng Igunaq được vứt lăn lóc trên đất, không rõ là chuẩn bị đem chôn hay mới được đào lên...
Inuits ở Alaska bảo quản thịt của họ bằng cách cắt nó thành các miếng thịt bò nướng lớn sau đó chôn nó trong đất trong vài tháng trời nơi nó lên men vào mùa thu rồi đóng băng vào mùa thu. Sau đó họ ăn món ăn tinh xảo có giá này.
Tuy nhiên, vì những công thức nấu ăn này cũng được truyền lại qua các thế hệ, bệnh ngộ độc cũng khá phổ biến ở đây.