Nếu như giao thừa, người Việt chuẩn bị mâm cỗ đón tổ tiên về ăn Tết thì hóa vàng chính là thủ tục làm cỗ để các gia đình sẽ làm lễ tiễn ông bà, để ông bà về “nhà” ở địa phủ sau khi Tết kết thúc. Lễ hóa vàng thường diễn ra vào ngày 5, 7 hoặc ngày 10 âm lịch.
Tuy nhiên, ngày nay thời gian ăn Tết thường ngắn hơn nên các gia đình thường làm lễ hóa vàng sớm hơn để mọi người còn quay lại với công việc. Lễ hóa vàng cũng đánh dấu kết thúc ngày Tết tại các gia đình nên người ta còn gọi là làm hết Tết.
Có nhiều gia đình làm lễ hóa vàng từ ngày mùng 2 âm lịch. Nhưng chủ yếu là bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên Đán. Vì theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng gia chủ mới được người âm chứng giám, phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe, phát đạt.
Mâm cỗ cúng hóa vàng thường gồm những món ăn sau:
Gà luộc
Món gà luộc để cúng cho ngày cuối và đầu năm là không thể thiếu cho bất cứ mâm cỗ cúng Tết nào
Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.
Bánh chưng
Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng. Đó là vật phẩm của trời đất, dâng tặng những tinh tú cho ông bà tổ tiên. Với người miền Nam, bánh chưng được thay bằng bánh tét tròn.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết Việt. Bánh Chưng là linh hồn của ngày Tết và cũng là thức bánh có lịch sử lâu đời trong truyền thống Việt Nam. Nó gợi nhắc đến sự tích ”Bánh chưng, bánh dày” từ thuở khai thiên lập địa, nhớ về cội nguồn, hướng về tổ tiên.
Bánh chưng phải ăn kèm với dưa hành có vị cay cay, chua chua làm tăng thêm hương vị của thức ăn và giúp dễ tiêu hóa hơn. Bánh chưng - dưa hành đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Giò
Giò là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Việt mang lại phúc lộc may mắn. Món ăn này vừa đơn giản mà lại vô cùng ý nghĩa. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.
Giò lụa: làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.
Giò bò: có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.
Giò xào hay còn gọi là giò thủ giò: là món dễ làm và không tốn nhiều công phu chế biến như 2 món giò trên. Nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ con heo như: Tai, mũi lưỡi, má heo… và không thể thiếu mộc nhĩ.
Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói chặt tay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.
Dưa hành
Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ… không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.
Bên cạnh nhiều món sơn hào hải vị vẫn còn đó bát dưa hành thơm thảo do chính tay mẹ tự muối. Việc nêm nếm sẽ có sự khác nhau giữa các vùng miền: người Nam nêm đường, người Bắc nêm ớt… cốt làm sao tạo sự hài hòa, vừa vặn với mâm cơm.
Canh măng khô
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh miến nấu móng giò. Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy.
Với tính chất của một loại rau, măng có thể ăn tươi, muối chua hoặc phơi khô để dùng quanh năm. Măng khô dùng làm các món ninh, hầm và kho.
Khi bát canh măng miến được hoàn thành, người thưởng thức sẽ không còn thấy bị quá ngậy béo của móng giò bởi vị măng khô dung hòa. Nhấp thêm một ngụm canh, ta thấy cái ngào ngạt của măng khô, mộc nhĩ, vị ngọt của xương hầm. Trên hết là thấy được sự nồng nàn của sự pha trộn đang tan đều trong vị giác.
Lòng gà xào dứa
Thái lòng gà thành những miếng nhỏ. Ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, gia vị. Dứa gọt bỏ vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng. Gừng, hành và tỏi khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi, hành hoa nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn.
Phi thơm hành, tỏi và gừng băm nhỏ rồi chút lòng gà vào xào chín tới với 1 chút xíu mắm cho thơm. Chút tiếp dứa vào xào thêm khoảng 2-3 phút nữa rồi rắc hành hoa và mùi vào. Nêm nếm thêm chút hạt nêm, hạt tiêu cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Chính vì ngày hóa vàng vô cùng quan trọng với người Việt cho nên mâm cơm cúng hóa vàng cũng rất đầy đủ như mâm cỗ chính của ngày Tết.