Được sản xuất bởi Antonov, AN-124 Ruslan là máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới nhờ trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) lên tới 392 tấn.
Một chiếc AN-124 Ruslan có khả năng vận chuyển hàng hóa nặng và các phương tiện chiến đấu khác nhau. Chuyến bay đầu tiên của chiếc máy bay này được thực hiện vào tháng 12/1982.
C-5M Super Galaxy do Lockheed Martin sản xuất nằm trong top những máy bay vận tải lớn nhất hiện được Không quân Mỹ sử dụng.
Máy bay này là phiên bản nâng cấp của máy bay vận chuyển chiến lược C-5 Galaxy. C-5M Super Galaxy có thể cất cánh với trọng lượng cất cánh tối đa là 381 tấn. Một chiếc C-5M có thể vận chuyển 6 chiếc xe bọc thép chống mìn (Mine Resistant Ambush Protected - MRAP) hoặc 5 chiếc trực thăng.
KC-10 Extender là một máy bay vận tải tiếp nhiên liệu trên không hiện đang phục vụ trong Không quân Mỹ và Không quân Hoàng gia Hà Lan.
Máy bay vận tải này có trọng lượng cất cánh tối đa là 267,6 tấn, vận tốc 996 km/h, có thể bay được 7.081 km khi chở hàng và 18.507 km trong điều kiện không chuyên chở.
C-17 Globemaster II là một máy bay vận tải quân sự do McDonnell Douglas (hiện là Boeing) phát triển cho Không quân Mỹ.
Chiếc máy bay này có trọng lượng cất cánh tối đa là 265,3 tấn. Chiếc C-17 Globemaster II đầu tiên được đưa vào hoạt động trong Không quân Mỹ vào tháng 1/1995. Boeing đã phân phối hơn 259 chiếc C-17 cho 36 khách hàng.
A330 MRTT được sản xuất dựa trên phiên bản của máy bay thương mại A330 và là một máy bay thế hệ mới của Airbus Military phục vụ việc vận chuyển và các nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không.
Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay này là 233 tấn và vận tốc của nó đạt khoảng 1.018 km/h.
An-22 Antei do Antonov sản xuất hiện được các trung đoàn không quân vận tải của Nga sử dụng.
Trọng lượng cất cánh tối đa của An-22 là 225 tấn. Máy bay này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 2/1965. Vận tốc tối đa của An-22 là 740 km/h và nó có thể bay được quãng đường dài 5.250 km.
Y-20 là sản phẩm do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Xi'an sản xuất cho quân đội Trung Quốc và hiện là máy bay vận chuyển chiến lược lớn nhất mà Trung Quốc từng sản xuất.
Máy bay này có trọng lượng cất cánh tối đa là 220 tấn. Dự án Y-20 được khởi động năm 2006 và cho tới năm 2016, chiếc máy bay vận tải quân sự này đã chính thức đi vào hoạt động.
Ilyushin Il-76 do công ty Ilyushin Aviation Complex sản xuất có trọng lượng cất cánh tối đa là 210 tấn
Máy bay này chủ yếu được không quân Nga, Ấn Độ và Ukraine sử dụng. Ilyushin Il-76 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3/1971 và chính thức trong biên chế của Không quân Liên Xô tháng 6/1974.
A310 MRTT là một máy bay quân sự đa nhiệm được phát triển dựa trên máy bay dân sự Airbus A310. A310 MRTT được Không quân Đức và Không quân Hoàng gia Canada sử dụng.
Máy bay này có trọng lượng cất cánh tối đa là 157 tấn cũng như có thể chở được người, các loại hàng hóa khác nhau và có thể tiếp nhiên liệu trên không.
A400M từ Airbus Military là một trong những máy bay vận tải quân sự sử dụng động cơ phản lực cánh quạt tiên tiến nhất thế giới. Đây cũng là máy bay vận chuyển linh hoạt nhất hiện nay và có khả năng sẽ thay thế các máy bay như C-130 Hercules và C-160 Transall.
A400M có trọng lượng cất cánh tối đa là 141 tấn, thực hiện chuyến bay đâu tiên vào tháng 12/2009 và phục vụ trong Không quân Pháp từ tháng 8/2013.
Kawasaki XC-2 là máy bay vận tải quân sự thế hệ tiếp theo do tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki sản xuất cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Máy bay vận chuyển với kích cỡ tầm trung và tác chiến hiện đại này có trọng lượng cất cánh tối đa là 141 tấn và tốc độ tối đa là 890 km/h với quãng đường 10.000 km.
An-70 là một máy bay vận tải quân sự cất cánh và hạ cánh nhanh (Short Take-Off and Landing (STOL)) tầm trung thế hệ mới do Antonov phát triển.
Máy bay này có thể vận chuyển bất kỳ phương tiện kỹ thuật và quân sự nào, cũng như hiện được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 130 tấn trong khi tốc độ tối đa đạt được là 780 km/h.