Allosaurus là một trong những loài khủng long ăn thịt nổi tiếng nhất trong kỷ Jura, và các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một số lượng lớn các hóa thạch của loài này trong một mỏ đá ở Colorado, miền trung Hoa Kỳ.
Những mẫu hóa thạch này bao gồm một số lượng lớn các xương bị gãy với các vết cắn bí ẩn, sau khi phân tích giới nghiên cứu thấy rằng những vết cắn này đã tiết lộ một khía cạnh cực kì ít được biết tới của loài khủng long Allosaurus.
Mỏ đá Mygatt-Moore nằm ở Colorado, Hoa Kỳ là nơi tồn tại cực kì nhiều hóa thạch của các loài khủng long, kể từ khi hóa thạch khủng long được khai quật ở đây vào năm 1981, tổng cộng 2.368 hóa thạch xương đã được phát hiện. Theo quan điểm địa tầng, mỏ đá Mygatt-Moore thuộc Hệ tầng Morrison, có thể bắt nguồn từ kỷ Jura muộn cách đây 150 triệu năm - Hệ tầng Morrison trải rộng khắp miền Tây Hoa Kỳ ngày nay và là một trong những nơi có số lượng hóa thạch khủng long cao nhất ở Hoa Kỳ.
Một trong những mỏ đá ở khu mỏ Mygatt-Moore, từ quan điểm địa tầng, mỏ đá Mygatt-Moore thuộc Hệ tầng Morrison.
Hệ tầng Morrison là một vùng đất địa chất học đặc biệt chứa nhiều loại đá trầm tích từ thời Jura Muộn được tìm thấy ở miền tây Hoa Kỳ, nơi có nguồn hóa thạch khủng long nhiều nhất ở Bắc Mỹ. Nó bao gồm các loại đá bùn, đá sa thạch, bột kết và đá vôi, chúng có màu xám nhạt, xám xanh, hoặc đỏ.
Mặc dù một số lượng lớn hóa thạch khủng long đã được tìm thấy, nhưng một lượng lớn trong số đó là chỉ còn là những mảnh vụn và có rất ít xương còn nguyên vẹn. Sau khi nghiên cứu các hóa thạch cụ thể, các nhà cổ sinh vật học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng 29% trong số các hóa thạch có vết cắn.
Trên thực tế, việc phát hiện ra những vết cắn trên hóa thạch không có gì là lạ, nhưng tỷ lệ các vết cắn ở các mẫu hóa thạch tại mỏ đá Mygatt-Moore lại đặc biệt cao và gấp 6 lần so với các điểm hóa thạch khác trong Hệ tầng Morrison. Tại một địa điểm hóa thạch khác trong Hệ tầng Morrison ở Cleveland-Lloyd Dinosaur Quarryin cũng phát hiện được hơn 20.000 mẫu hóa thạch, nhưng chỉ có 5% trong số đó tồn tại những vết cắn.
Dấu vết của những vết cắn trên hóa thạch.
Thông qua quan sát ban đầu, giới cổ sinh vật học phỏng đoán rằng hung thủ gây ra những vết cắn này đại đa phần đều thuộc về loài khủng long Allosaurus với chiều dài cơ thể hơn 8 mét. Đây là loài khủng long sở hữu tốc độ nhanh và hàm răng chắc khỏe sắc bén, chúng có thể hạ cả một con khủng long to lớn bằng cách bao vây tấn công và cắn vào chỗ hiểm yếu.
Và một số ít những vết cắn trong đó thuộc về một loài khủng long ăn thịt khác có tên Ceratosaurus, một chi khủng long chân thú ăn thịt lớn sống vào kỷ Jura muộn, được phát hiện tại thành hệ Morrison ở Bắc Mỹ, và thành hệ Lourinha ở Bồ Đào Nha. Nó có hàm lớn, răng giống lưỡi dao, và một cái sừng lớn trên mõm.
Chi trước khỏe nhưng khá ngắn. Theo ghi nhận, đây cũng là một trong những chi khủng long có số lượng phân loài được tìm thấy và phân chia nhiều nhất từ trước đến nay. Theo các nhà khoa học, với cơ thể linh hoạt, Khủng long sừng Ceratosaurus luôn được đánh giá thuộc "top" những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất thời kỳ kỷ Jura muộn.
Hóa thạch sọ Allosaurus.
Sau khi so sánh các vết cắn với kích thước răng của các loài khủng long ăn thịt cùng thời, giới nghiên cứu đã chứng minh rằng vết cắn này là do loài Allosaurus để lại. Trước sự kinh ngạc của các nhà cổ sinh vật học, vết răng của Allosaurus không chỉ xuất hiện trên 684 mẫu hóa thạch của các loài khủng long ăn thực vật mà các vết cắn của loài này còn xuất hiện trên 83 mẫu hóa thạch của một nhóm khủng long chân thú.
Và những hóa thạch khủng long chân thú này không thuộc về loài nào khác ngoài Allosaurus. Điều này đã khiến giới cổ sinh vật hết sức bàng hoàng bởi trước đó họ không hề nghĩ rằng Allosaurus là một loài ăn thịt đồng loại.
Allosaurus là loài khủng long cực kỳ khát máu, chúng tấn công bất cứ loài nào thậm chí cả những loài khủng long ăn thịt khác mà không cần có mục đích.
Thomas R. Holtz, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Maryland, chuyên nghiên cứu về khủng long ăn thịt, cho biết: "Mặc dù nhiều thập kỷ trước, đã có những dấu hiệu cho thấy Allosaurus có thể ăn thịt đồng loại. Nhưng nhưng phát hiện tại mỏ đá Mygatt-Moore đã cung cấp bằng chứng và khẳng định được rằng Allosaurus là một loài ăn thịt đồng loại".
Việc khủng long ăn thịt tấn công lẫn nhau không phải là điều hiếm gặp trong thế giới tiền sử, nhiều loài động vật ăn thịt lớn ngày nay như cá sấu nước mặn và cá sấu mõm ngắn cũng xảy ra tình trạng ăn thịt đồng loại. Mark Loewen, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah ở Thành phố Salt Lake, cho biết: "Cho dù đó là rồng Komodo, gấu hay sư tử, những kẻ săn mồi lớn ngày nay đôi lúc cũng diễn ra tình trạng ăn thịt đồng loại".
Stephanie Drumheller, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Tennessee ở Knoxville tin rằng những hồ sơ hóa thạch bất thường này là bằng chứng quan trọng về hành vi ăn thịt đồng loại của Allosaurus.
Drumheller cho rằng: "Có lẽ đã có một sự kiện đặc biệt trong hệ sinh thái vào thời điểm đó khiến những con vật này phải chạy khắp nơi để tìm thức ăn và khi những con mồi ngày càng trở nên khan hiếm thì chúng sẽ tấn công và ăn thịt ngay cả những đồng loại của mình".
Mặc dù bằng chứng từ mỏ đá Mygatt-Moore chứng minh rằng Allosaurus sẽ ăn thịt đồng loại, nhưng thông qua phân tích và tìm hiểu sâu hơn, giới cổ sinh vật học lại phát hiện ra rằng loài khủng long này không hề chủ động tấn công đồng loại để ăn thịt. Thay vào đó những dấu vết từ hóa thạch lại chứng minh rằng những con Allosaurus chỉ ăn xác đồng loại của mình sau khi chết bằng một lý do nào đó.