Không dùng hoa giả
Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng ban thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.
Đồ cúng lễ
Nhiều gia đình làm cả lễ chay lễ Phật và lễ mặn để lễ thần linh, tổ tiên. Nếu gia đình nào làm hai lễ thì phải để riêng.
Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên ban thờ, hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng.
Lưu ý khi thắp hương
GS-TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nêu một số lưu ý người dân khi thực hiện việc thắp hương tại bàn thờ gia tiên, cũng như đi lễ chùa trên báo Lao động:
Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm,... Đặc biệt khi khấn vái cần thành tâm, thể hiện sự tôn trọng với các vị phật, thần linh và tổ tiên.
Mâm cơm đầy đủ món mặn, món xào, món chiên, bát canh, xôi, đồ khai vị và hoa quả trong ngày rằm tháng Giêng của gia đình chị Phạm Thu Hiền, Hải Phòng. Ảnh: Dân việt
Một số điều cần tránh trong ngày rằm tháng Giêng
- Không làm rơi vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà để tránh bị hao tài tốn của trong năm mới.
- Kiêng đi đến những nơi có âm khí như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là đối với những người sức khỏe yếu kém.
- Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.
- Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.
- Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy.
- Chú ý không nên để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.
- Ngày này không nên sát sinh mà nên phóng sinh, tích đức.
- Kiêng câu cá vào ngày này vì theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi.
- Kiêng nói bậy, chửi tục. Phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, tránh bôi nhọ, xúc phạm người khác, tránh thị phi.
- Kiêng mặc đồ màu trắng và màu đen vì hai màu này liên quan đến người đã mất. Người mặc hai màu đen trắng vào ngày này làm việc gì cũng khó thành.
- Không nên chơi trốn tìm, đặc biệt là sau 22h.
- Không chải tóc, soi gương vào đêm rằm tháng Giêng.
Bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………. ……………………..
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Tổng hợp