Dưới đây là những thông tin hữu ích về cách sử dụng, chọn lựa, bảo quản hành lá do BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cung cấp.
1. Thành phần chính và tác dụng của hành lá
Thành phần chính có trong hành lá là nước. Hành lá chứa rất ít calo, ít chất béo, không có cholesterol . Hành lá là loại rau ít carbs hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô.
BS. Nguyễn Hoài Thu – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Thành phần dinh dưỡng có trong hành lá gồm có: vitamin K, vitamin C, folate (loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN và đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai ).
Cung cấp chất xơ : Hành lá giúp cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ hàng ngày giúp tăng cảm giác no, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm mức cholesterol.
Ngăn ngừa cảm lạnh : Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.
Hành lá được trồng trên ruộng.
2. Những ai nên hạn chế ăn hành lá?
Hành lá được biết đến là một loại rau gia vị rất tốt cho hệ tim mạch giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa cục máu đông. Tuy nhiên, với một số loại thuốc liên quan đến việc điều trị chống đông máu thì hành lại làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nếu đang dùng thuốc chống đông máu thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên ăn hành trong các bữa ăn hay không.
Theo nhiều nghiên cứu thì hành rất tốt cho tim mạch giúp ổn định huyết áp . Tuy nhiên, đối với người bị tăng huyết áp thì không nên ăn nhiều hành lá.
Phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt không nên ăn nhiều hành lá vì việc này sẽ khiến lượng kinh của chị em ra nhiều hơn bình thường.
Những người bị hôi nách, người tăng huyết áp, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn hành lá.
Với những người bị hôi nách hay bị ra nhiều mồ hôi thì nên hạn chế ăn hành lá. Trong hành chứa nhiều chất S-oxit propanethion và allinase tạo mùi hắc nhẹ khi bị phá vỡ cấu trúc enzim. Các chất này khi vào trong dạ dày sẽ gây phản ứng hóa học với dịch tiết tiêu hóa để giải phóng các gốc lưu huỳnh tự do.
Các thành phần còn lại được biến đổi thành hợp chất Allyl methyl sulphide – AMS (CH2=CHCH2SCH3). Chất này khi xuống đến ruột già sẽ nhanh chóng thấm một phần vào máu và lưu thông khắp cơ thể và cũng được bài tiết ra các đầu ống tuyến mồ hôi apocrine ở vùng nách, vùng kín và vùng chân gây mùi hơi nồng của lưu huỳnh.
Với những người bị nóng trong nếu ăn nhiều hành lá sẽ khiến cơ thể thường xuyên có cảm giác khó chịu, khiến cơ thể nổi nhiều mụn.
3. Cách chọn hành lá tươi ngon
Khi mua hành, nên chọn hành lá còn tươi là hành có thân màu xanh đậm, vì vậy nếu hành còn tươi thì lá sẽ xanh tươi từ gốc đến tận ngọn trừ phần củ có màu trắng.
Nếu thấy hành lá bị vàng, úa thì không nên mua vì hành đã bị hỏng, không giữ được hương vị tươi ngon.
Nên chọn hành lá còn rễ, hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát.
Nên chọn hành lá có phần gốc đầy đặn không xây xát, nếu không lượng dinh dưỡng có trong hành lá sẽ bị hao hụt đi.
Hành lá nếu còn tươi ngon thì không chỉ lá có màu xanh đậm và củ có màu trắng tinh. Tuy nhiên nếu thấy củ hành ngả màu vàng hay bị thối, thì không nên mua vì hành đó đã để lâu, không giữ được hương vị thơm ngon.
Nên chọn hành lá còn rễ. Thông thường khi nhổ hành lá người ta sẽ nhổ cả rễ, sau đó rửa sạch rồi đem bán. Nếu thấy hành lá có rễ trắng, tươi thì có nghĩa là hành đó mới nhổ, còn nếu rễ đã ngả vàng hay bị thối rụng thì hành đã cũ.
5. Cách bảo quản hành lá
Cách bảo quản hành lá nguyên cây
Cách 1: Dùng khăn giấy. Để bảo quản hành lá nguyên cây được tươi lâu hơn, trước tiên cần chuẩn bị 1 túi zip và vài tờ khăn giấy ẩm.
Cách bảo quản hành lá nguyên cây.
Rửa sạch hành lá và cắt hành sao cho bằng kích thước với túi zip, gói hành lại bằng cách thấm ướt khăn giấy rồi để hành lên trên sau đó nhẹ nhàng quấn lại.
Cuối cùng cho vào túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này có thể bảo quản hành lá lên đến 8 tuần. Cách 1 -2 tuần bạn nên lấy ra, thay bằng tờ khăn giấy thấm ướt khác.
Cho hành lá vào túi zip và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách 2: Đựng trong lọ nước. Rửa sạch hành đến tận rễ nhưng không cắt bỏ phần rễ đi, chuẩn bị 1 ly nước sạch, nên chọn ly trong suốt để dễ quan sát.
Rửa sạch hành đến tận rễ nhưng không cắt bỏ phần rễ.
Cho các nhánh hành lá vào ly, dùng 1 lớp bọc mỏng bao lại. Sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát. Với cách này hành lá sẽ bảo quản được 3 tuần.
Cách bảo quản hành lá cắt nhỏ, cắt khúc
Rửa sạch hành lá rồi để vào rổ cho ráo nước, sau đó cắt nhỏ phần đầu trắng riêng và phần lá xanh riêng. Bỏ vào túi zip hoặc hộp có nắp đậy kín. Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.
Cắt nhỏ hành lá rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Cách 1: Ngâm trong dầu.
Rửa sạch hành lá và cắt bỏ rễ, cắt hành ra thành các đoạn dài khoảng 3 - 4 lóng tay. Cho hành vào tô hoặc đĩa sâu.
Đun nóng khoảng 2 chén dầu ăn trên lửa vừa cho đến khi dầu nóng lên. Tắt bếp và đổ dầu lên hành, để yên chờ đến khi hành nguội, sau đó cho vào trong lọ hoặc hộp thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Với cách này, hành lá có thể bảo quản được hơn một tuần.
Ngâm hành lá trong dầu.
Cách 2: Làm đông lạnh hành lá
Nếu bạn thường xuyên dùng hành để phi thơm khi nấu ăn thì cách này rất phù hợp. Bạn cắt khúc hoặc cắt nhỏ hành lá. Sau đó cho 1 lượng vừa đủ vào khay đá, rót dầu ăn vào.
Cho vào ngăn đông tủ lạnh đến khi đông lại. Sau khi đá đông, bạn tách ra khỏi khay, cho vào từng túi hoặc hộp nhỏ và cất trong ngăn đá tủ lạnh. Đến khi nấu ăn, chỉ cần dùng 1 viên "đá hành" để lên chảo hoặc nồi phi lên là được.
Với cách này có thể bảo quản được hành lá khoảng 2 tháng.
Làm đông lạnh hành lá.