Không giống như con người, việc hi sinh một phần cơ thể không làm cho các loài động vật này đau đớn nhiều hay mất nhiều máu và việc hồi phục sau chấn thương cũng rất nhanh chóng. Các chuyên gia cho biết chỉ mất 24 đến 48 giờ để hệ miễn dịch trong cơ thể làm lành các vết thương này.
1. Cua
Để thoát khỏi một cuộc tấn công dữ tợn từ những con chim ăn thịt, con cua này đã tự bẻ gãy càng của mình.
Xem video:
Cua từ bỏ một chân để giữ mạng
Hành động này có thể mang mục đích đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Nhưng cũng có thể trong lúc giằng co chiếc càng này đã bị thương nên chúng bẻ gãy đi cho xong. Bởi vì dù gì đi nữa, một chiếc càng khác cũng sẽ nhanh chóng mọc ra. Việc dưỡng thương cho chiếc càng có vẻ mất nhiều sức lực hơn.
2. Mực ống Octopoteuthis deletron
Con mực này đã hi sinh một cái xúc tu để thoát khỏi kẻ săn mồi. Nó dùng một lực mạnh hoặc lộn nhào ngược lại để thoát ra khi một chi bị kẹt.
Đây loài mực ống Octopoteuthis deletron có khả năng tự cắt bỏ xúc tu của mình để chạy trốn. Phần xúc tu bị mất này sẽ được tái sinh sau đó nhưng cũng mất một thời gian nhất định. Hành động để lại một cái xúc tu như là một cách để đánh lạc hướng kẻ thù.
3. Thạch sùng
Loài vật tự cắt bỏ thân thể mình mà chúng ta thường thấy nhất là thạch sùng. Khi bị mắc kẹt hoặc bị kẻ săn mồi tóm lấy, chúng sẽ tự đứt đuôi và bỏ chạy.
Chiếc đuôi của chúng sau khi rơi ra vẫn còn giãy giụa do sự co thắt của dây thần kinh như thể là chúng đang còn sống. Kẻ săn mồi sẽ tưởng rằng đó là mục tiêu, trong khi chủ nhân của nó thì đã cao chạy xa bay.
4. Kỳ giông Mexico
Kỳ giông Mexico tái tạo các bộ phận bị mất một cách rất ngoạn mục đó là tái sinh được trái tim. Đối với con người, khi bị một vết thương thì các tế bào miễn dịch sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo.
Nhưng loài kỳ giông này không như vậy, một nhóm tế bào có tên là blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. Chính vì thế, trái tim của chúng cũng được tái sinh theo cách này.
5. Chuột gai Châu Phi
Loài chuột có gai nhọn ở Châu Phi có khả năng lột da của mình khi chạy trốn khỏi kẻ thù và làn da này lại được tái tạo ngay sau đó.Tiến sĩ Ashley Seifert và các cộng sự thuộc trường đại học Florida (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm lột 60% da trên lưng của những con chuột này và sau đó phần da bị mất này mọc lại rất nhanh, lông cũng mọc ra từ những phần da mới tái tạo.
Tiến sĩ Ashley Seifert cho biết thực chất chúng không phải xây dựng lại toàn bộ phần da bị mất, phần da hiện có trên cơ thể sẽ giãn ra và che phủ vết thương, chúng chỉ tạo ra một vài phần da mới mà thôi. Phân tích da của loài chuột này cho thấy chúng mỏng và dễ rách hơn da của những loài chuột khác, do đó chúng dễ thoát khỏi kẻ thù hơn.
6. Nhện
Một số loài nhện cắt bỏ cơ quan sinh dục của chúng trong lúc đang giao phối và để lại chúng trong cơ thể của con cái.
Trước đây các nhà khoa học chưa giải thích được hiện tượng này nhưng Majaz Kuntner cùng các đồng nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Slovania đã tìm ra động cơ của nhện đực. Việc để lại cơ quan sinh dục trong cơ thể con cái nhằm tránh các con nhện đực khác giao phối với bạn tình khác.
Mặt khác, đặc trưng của loài nhện là trong một mẻ trứng có thể chứa con của nhiều nhện bố khác nhau, nên hành động này cũng mang ý nghĩa xác lập chủ quyền, để chắc chắn rằng tất cả nhện con đều là con của chúng.