Cà rốt có chứa carotene dồi dào có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người giúp cải thiện lá lách và gan, tăng cường chức năng đường ruột và dạ dày...
Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose giúp bảo vệ tốt dạ dày của bạn. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
Cải bắp chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U giúp chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày cho bạn.
Khoai tây là loại rau ăn củ có chứa hàm lượng lớn tinh bột có lợi, có thể chuyển hóa thành các glucose để bảo vệ thành dạ dày của bạn và thúc đẩy đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Pectin có trong bí ngô có thể hấp thụ các vi khuẩn và các chất độc hại như kim loại nặng để làm sạch cơ thể của bạn, đặc biệt là tại dạ dày.
Rau cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày với các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, chất xơ…
Rau mùi tây chứa nhiều vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và trào ngược dạ dày.
Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt... Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da dày.
Trong nha đam có chứa vitamin, khoáng chất và có đến 200 hoạt tính sinh học giúp hạn chế tiết axit dịch vị, giảm đau hiệu quả và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày.
Nguyên tắc ăn uống quan trọng dành cho người đau dạ dày là ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm và ở mức vừa đủ; không nên ăn quá mặn, ăn thực phẩm tươi sống, nhiều mỡ.../.