Những loài mới được phát hiện ở tiểu vùng Mê Kông

Mỹ Huyền |

Gần đây, tại tiểu vùng sông Mê Kông, các nhà khoa học phát hiện ba loài động vật có vú, hai loài cá, 11 loài lưỡng cư, 11 loài bò sát và 88 loài thực vật khác nhau.

Một trong những khu vực có nguồn dự trữ sinh quyển phong phú nhất Đông Nam Á là tiểu vùng sông Mê Kông - bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mê Kông chảy qua Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma...

Đây là nơi có mật độ lớn các dạng sống chưa được khám phá. Mỗi năm, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) công bố các báo cáo chi tiết về những loài mới được xác định ở khu vực này.

Năm nay, báo cáo xác định 115 loài mới ở Mê Kông, bao gồm ba loài thú, hai loài cá, 11 loài bò sát, 11 loài lưỡng cư và 88 loài thực vật. Mặc dù, đây là con số ấn tượng nhưng nó đã giảm một chút so với báo cáo năm trước – xác định được 163 loài.

Kể từ năm 1997, khi các báo cáo của WWF công bố, riêng tại tiểu vùng sông Mê Kông đã phát hiện và xác định được tổng cộng 2524 loài mới. Lưu ý, báo cáo thường xác định các loài đã được phát hiện từ các năm trước đó.

Tiểu vùng sông Mê Kông trải rộng qua nhiều khu vực, bao gồm các vùng đất ngập nước, các vách đá, cao nguyên, đồng bằng và nhiều kiểu rừng khác nhau.

Bản thân sông Mê Kông cũng phong phú các dạng sống, là mối quan tâm lớn của khoa học và thu hút các hoạt động sống của con người như đánh bắt và buôn bán thủy sản.

Những loài mới được phát hiện ở tiểu vùng Mê Kông - Ảnh 1.

Một trong hai loài chuột chũi mới ở Việt Nam (Ảnh: Alexei Abramov/WWF)

Sự đa dạng sinh học lớn và sự gia tăng tác động của con người khiến khu vực này trở thành “kho báu” quan trọng cho khám phá, nhưng cũng là một trong các khu vực ngày càng bị đe dọa.

Các sinh vật mới được phát hiện năm nay là các mẫu vật thú vị. Mặc dù, thực vật chiếm số lượng lớn trong báo cáo của WWF, ví dụ như loài hoa màu vàng mới ở Campuchia thuộc họ Nguyệt quế, nhưng động vật bản xứ mới là mối quan tâm thực sự.

Ví dụ, loài thằn lắn cá sấu Việt Nam (Shinisaurus crocodilus vietnamensis) có màu sắc sặc sỡ đã được chứng minh là một loài riêng biệt. Trong danh sách còn có hai lài chuột chũi tí hon của Việt Nam và một loài rùa ăn ốc mới được tìm thấy trong các chợ ở Thái Lan.

Nguồn: Atlasobscura

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại