Lần đầu tiên Bệnh viện cấp Quận phẫu thuật thành công hở van tim
Ca mổ tim được tiến hành tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh do bệnh viện cung cấp
Năm 2017 là năm đáng nhớ đới với Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM), bởi đây là lần đầu tiên một bệnh viện cấp quận mở tim hở thành công cho một bệnh nhân 23 tuổi bị thông liên nhĩ, hở van ba lá, tăng áp phổi
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một ca ghép phổi
Đầu năm 2017, Bệnh viện 103 - Học viện Quân Y đã thực hiện thành công một ca ghép phổi cho cháu bé 6 tuổi. Đây là ca ghép phổi đầu tiên được các bác sĩ Việt Nam thực hiện, được biết ca phẫu thuật có sự tham gia phối hợp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Lần đầu tiên Việt Nam dùng robot phẫu thuật
Trong tháng 11, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã điều trị mổ nọi soi bằng robot cho bệnh nhi Q. bị dạng nang tuyến phổi kèm lõm ngực bẩm sinh. Được biết đây là robot Da Vinci-Si, hệ thống robot phẫu thuật hiện đại trên thế giới.
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện ghép thận chéo thành công
Những người suy thận lại có thêm hy vọng khi vào đầu tháng 1/2017, các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công một ghép thận bằng phương pháp ghép thận chéo từ 2 cặp cho và ghép sống.
Lần đầu tiên áp dụng thành công mổ nội soi u hốc mắt qua đường mũi tại Việt Nam
Thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên một nữ bệnh nhân được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh I – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức thực hiện phẫu thuật nội soi u hốc mắt qua đường mũi. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa xơ phổi thành công
Trong tháng 10/2017, công trình nghiên cứu đầu tiên về một trẻ sinh non ở tuần 30, nặng 1,5kg được ghép tế bào gốc chữa xơ phổi được công bố.
Công trình do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng) thực hiện.
Lần đầu tiên ghép thành công tế bào gốc
Vào tháng 9 năm nay, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP.HCM đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống cho bệnh nhân Q.D.A. Kết quả xét nghiệm sau phẫu thuật xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến.