Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn 14 kỹ năng đối phó với rủi ro trong cuộc sống hàng ngày.
1/ Buộc dây thừng
Học nhiều kiểu buộc dây thừng khác nhau để dùng trong nhiều tình huống, như: khi cần nâng vật nặng, buộc dây bảo hiểm leo núi hoặc câu cá.
2/ Phân biệt nấm độc và nấm ăn được
Nhiều loại nấm độc có thể gây hại cho con người dù chỉ chạm tay, vì chúng chứa chất nhầy gây ra phát ban hoặc bỏng. Bạn hãy học cách phân biệt nấm độc và nấm ăn được rồi chia sẻ kiến thức với gia đình, nhất là với con cái.
3/ Tuyệt chiêu cứu người bị nghẹn
Nếu gặp người bị nghẹn thức ăn dẫn đến đầy cứng bụng, bạn hãy ôm tay vào bụng người đó như trong ảnh.
4/ Tìm đường ở rừng núi
Nếu bạn định đi du lịch đến nơi hoang vu thì bạn phải biết cách tìm đường ở nơi xa lạ, khó xác định vị trí. Ít nhất bạn phải mang theo la bàn.
5/ Sửa chữa điện – nước
Kiến thức này rất cần thiết trong gia đình. Ví dụ, vòi nước bị vỡ trong khi đang rửa bát, làm nước phun tung tóe. Lúc này bạn cần tự tìm van vòi nước khóa nó lại rồi mới gọi thợ sửa vòi nước. Nếu không nước sẽ phun làm nhà bạn ngập lụt,
Sửa xong vòi nước có thể phải sửa các thiết bị điện trong nhà bếp vì đã bị ướt nước. Nếu bạn không biết sửa điện thì phải gọi thợ điện.
6/ Sử dụng công cụ sửa chữa
Bạn nên học cách sử dụng những công cụ sửa chữa trong nhà để tự làm những việc đơn giản. Ví dụ, muốn treo bức tranh thì cần dụng cụ gì để đóng đinh, muốn bắt ốc vít thì phải làm thế nào.
7/ Cứu người chết đuối
Nếu bạn gặp phải người sắp chết đuối thì hãy tiếp cận họ từ phía sau để họ không thấy bạn đến. Nếu không người đó có thể gây trở ngại hoặc kéo bạn xuống nước vì hoảng loạn.
Sau khi bạn tiếp cận người đó, hãy xốc nách hoặc cầm cằm kéo vào bờ, giữ đầu họ cao trên mặt nước.
8/ Tiết kiệm tiền
Bạn cần tiết kiệm tiền để đề phòng rủi ro và để chi tiêu những việc lớn. Dù thu nhập của bạn là bao nhiêu thì bạn cũng cần đặt ra cho mình quy tắc tiết kiệm, mỗi tháng bỏ ống một ít.
9/ Tập làm cần câu cá và chèo thuyền
Bạn không phải là ngư dân, nhưng bạn vẫn cần biết những việc này. Câu cá là cách dễ nhất để tìm thức ăn trong tự nhiên khi đi du lịch đến nơi hoang vu. Chèo thuyền giúp bạn tự di chuyển và câu cá.
10/ Lên kế hoạch đi nghỉ
Để có kỳ nghỉ tốt đẹp và vui vẻ, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng trước để không bị thiếu cái gì, không gặp rắc rối trong chuyến đi.
Bạn hãy viết rõ ra những việc cần làm. Nếu bạn đi du lịch nước ngoài thì hãy tính toán sao cho chi phí thấp, đi lại sao cho thuận tiện.
11/ Đối phó với chó thả rông
Nếu bạn không may gặp phải chó dữ, thả rông thì cần biết cách tự bảo vệ mình:
- Nếu con chó không to lắm thì bạn thử dọa nó bằng cách giả vờ nhặt hòn đá ném nó. Đầu tiên, làm cho nó chú ý đến bạn rồi từ từ đi đến con chó, Khi nó đã chú ý đến bạn mới ném đá. Chó nhỏ sẽ chạy biến mất.
- Nếu nó không sợ thì bạn nên đề phòng bị nó tấn công. Bạn thử đá vào mũi nó khi nó lao vào bạn, nhưng khó đá chính xác được.
Cách hiệu quả hơn là từ từ tiến đến nó, cởi áo khoác ra quấn vào cánh tay, nhử nó cắn vào rồi giằng áo ra, bỏ chạy.
12/ Dùng kích ô tô
Nếu bạn bị xịt lốp ô tô ở nơi vắng vẻ thì bạn phải biết dùng kích ô tô để tự thay lốp. Trong ô tô luôn phải có hộp dụng cụ sửa xe và lốp dự phòng.
13/ Tư thế ngồi an toàn trên máy bay
Ngồi trên máy bay, bạn không nên cong lưng nghiêng về phía trước. Tư thế ngồi an toàn nhất là ngồi đặt hai chân vững chắc trên sàn, đặt tay và cẳng tay lên lưng ghế trước mặt, ấn trán vào tay bạn.
Tư thế ngồi như thế sẽ bảo vệ cổ, lưng và cẳng chân của bạn khỏi bị chấn thương trong trường hợp va chạm.
Nguồn bài và ảnh: Bright Side