1. Tuổi thơ dữ dội với cuộc đấu tranh sinh tồn
Theo Nguyên sử (thời Chu Nguyên Chương) và Mông Cổ bí sử (Sách chữ Mông Cổ lâu đời nhất còn tồn tại) thì Thành Cát Tư Hãn có một tuổi thơ cực khổ, trải qua nhiều biến cố lớn. Cha ông người của gia tộc Bột Nhi Chỉ Cân và là thủ lĩnh bộ tộc Nhất Khan tên là Dã Tốc Cai, có vợ là Ha Nguyệt Luân từ bộ lạc Oát Lặc Hốt.
Thành Cát có 3 em trai là Cáp Tát Nhi, Hợp Xích Ôn, Thiết Mộc Cách và một em gái là Thiết Mộc Lôn, cùng hai anh em cùng cha khác mẹ khác là Biệt Khắc Thiếp Nhi và Biệt Lặc Cổ Đài.
Thành Cát Tư Hãn. Hình minh họa
Theo tục lệ người Mông Cổ bấy giờ đàn ông 12 tuổi có thể lấy vợ, năm ông lên 9 tuổi cha ông gửi đến nhà của Bột Nhi Thiếp, người sẽ trở thành vợ tương lai của ông. Trên đường trở về nhà, Dã Tốc Cai bị bộ lạc láng giềng Tháp Tháp Nhi đầu độc và qua đời.
Trong hoàn cảnh đó dù trong bộ lạc phản đối do bất đồng về quyền lực, kinh tế, tuổi tác nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn nối ngôi cha trở thành thủ lĩnh. Tuy vậy suốt một thời gian sau đó ông và gia đình sống một cuộc đời du mục khốn khó với nghề săn bắt hái lượm.
Đến 16 tuổi bộ tộc Hoằng Cát Lạt gả con gái Bột Nhi Thiếp cho Thành Cát. Nhưng chỉ 4 năm sau, ông bị những người của bộ lạc cũ bất đồng quan điểm từ trước vây bắt và giam cầm, tra tấn. May mắn là 1viên coi ngục lúc đó do có cảm tình với thủ lĩnh cũ đã trợ giúp cho ông trốn thoát.
2. Tên thật của Thành Cát Tư Hãn
Cũng theo Mông Cổ bí sử, vị tướng kiệt xuất của họ chào đời năm 1162, lớn lên bên dòng sông Onon. Thuở hàn vi tên là Thiết Mộc Chân (Temujin) theo tiếng Mông Cổ nghĩa là "Sắt thép", "Thợ rèn".
Cha mẹ ông lấy tên này đặt cho cậu con trai cả những mong con trai sau này lớn nên cứng cáp giữa trời như vậy. Đây cũng chính là tên của thủ lĩnh dũng cảm của tộc người Tatar bị cha ông là Dã Tốc Cai đánh bại.
Vào năm 1206, tên tuổi ông trở nên vang danh khi lần đầu tiên đứng lên tổ chức thành công hội nghị "Kurultai".
Nơi quy tụ các anh hùng hảo hán thủ lĩnh của của tất cả các bộ lạc đang bị chia rẽ trên thảo nguyên bao la, các lạc trưởng đã đồng thuận bầu Thiết Mộc Chân là thủ lĩnh của các thủ lĩnh và phong ông là " Thành Cát Tư Hãn".
Thành Cát Tư Hãn. Hình minh họa
Hãn (Khan) trong tiếng Mông Cổ là nghĩa là "Người đứng đầu, cai trị". Thành trong "Thành Cát Tư" được hiểu là lớn mạnh, kiên cường, rộng lớn như đại dương. Ghép những từ này vào phức từ có thể được hiểu là người cai trị có quyền lực, chí cao vô thượng mênh mông như đại dương, được coi là "Ông vua của cả thế giới".
Tên Thành Cát Tư Hãn chính thức được biết đến từ đây và đó cũng là thành công bước đầu trong quá trình liên minh thảo nguyên dưới ngọn cờ Thành Cát để chinh phạt năm châu bốn bể.
3. Ngoại hình thực sự
Cho đến nay, vẫn chưa ai tìm được bất kỳ tượng điêu khắc, hình vẽ hoặc thư tịch cổ nào mô tả về ngoại hình của Thành Cát Tư Hãn trong thời kỳ cùng niên đại với ông.
Những hình ảnh phác thảo, mô phỏng lại đều dựa vào nguồn dã sử trong dân gian hay truyền miệng. Trong liên tưởng của mọi người ngày nay khi ký họa hoặc dựng tượng ông thường mô tả ông là người cao to, nghiêm nghị, vạm vỡ như bản chất của một chiến binh dũng mãnh với bộ râu dài và rậm rạp.
Thành Cát Tư Hãn. Hình minh họa
Có nhiều dị bản về ngoại hình của ông, theo sử gia Ba Tư Rashid Al-Din sống vào thế kỷ 14 thì Thành Cát Tư Hãn mang trong mình hai dòng máu Á - Âu, mắt xanh, tóc xoăn và đỏ.
Tuy nhiên chưa có bằng chứng hoặc thư tịch thuyết phục nào ghi lại việc sử gia này đã từng tiếp xúc với vị tướng lỗi lạc nên hậu thế vẫn cho đây là một nguồn tham khảo và không thực sự đáng tin cây.
4. Tổ chức quân đội chặt chẽ, sắt đá
Sau khi quy tụ các chiến binh dũng mãnh của thảo nguyên bao la, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu kế hoạch chinh phạt những vùng đất mới. Quân đội của ông hầu hết đều là các kỵ binh hạng nhẹ với biệt tài bắn cung cưỡi ngựa (tốc độ bắn có thể tới 6 mũi/phút).
Ông tổ chức tổ chức quân đội theo cơ số 10 với các hình thức (thập hộ, bách hộ, thiên hộ, vạn hộ), vừa tấn công ổ ạt, đánh nhanh, thắng nhanh, bao vây diệt gọn, vừa dụ kẻ địch vào vòng mai phục để tiêu diệt.
Cả cuộc đời vị tư lệnh tài ba này sử dụng triết lý dùng chiến tranh tâm lý kết hợp sức mạnh của chiến binh, linh hoạt trong cuộc chiến, cần đánh thì đánh không cần đánh thì không đánh.
Quân đội của Thành Cát Tư Hãn. Hình minh họa
Trước khi phát động cuộc chinh phạt, ông thường cho quân loan báo đe dọa gây áp lực, hoang mang và tâm lý sợ hãi cho không chỉ tướng lĩnh mà cả quân sĩ của kẻ thù. Nếu địch chủ thua ông sẽ cho quy nạp, nếu ngoan cố mới tấn công tiêu diệt triệt để. Sau đó thả một số quân sĩ đi loan báo sự sợ hãi của kẻ bại trận đến những thành lũy xung quanh tạo tâm lý lo sợ trong lòng địch.
Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng về tài nhìn người, thu nạp trọng dụng người tài nhưng cũng vô cùng tàn bạo với những kẻ không quy thuận.
Với các thành trì thất bại dưới tay ông, tướng lĩnh và quân sĩ sẽ bị ép phục tùng dưới chế độ quân đội hà khắc, nếu không quy phục bỏ chạy sẽ bị đuổi cùng giết tận,
Quân Mông Cổ đi đến đâu gần như "tàn phá" vùng đất và nền văn minh ở đó, nó tàn bạo quyết liệt và hùng mạnh đến mức người Châu Âu thời đó phải thốt lên trong sợ hãi "Vó ngựa Mông cổ đi đến đâu, nơi đó cây cỏ cũng không mọc được "./.