Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào?

Thanh Bình |

Kênh truyền hình CNBC mới đây đã cho thấy một hầm trú bom ở Helsinki trông như thế nào sau tuyên bố của Phần Lan muốn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Theo đó, nơi trú ẩn được xây dựng trong trường hợp chiến tranh hạt nhân và không chỉ được trang bị tất cả các hệ thống an ninh mà còn có nhà ăn, phòng chơi cho trẻ em, thư viện, phòng thư giãn tâm lý, phòng tập thể dục và thậm chí cả sân bóng đá mini.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hầm tránh bom trên thế giới đều được giữ ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Hầu hết chúng đã được biến thành viện bảo tàng.

Ví dụ, ở Đức, có các chuyến tham quan có hướng dẫn viên đến các nơi trú ẩn trước đây. Tại đây du khách được dùng thử mặt nạ phòng độc và bộ quần áo bảo hộ chống lại bức xạ. Trong khi ở Anh, một số hầm trú bom đã được chính phủ đưa ra bán đấu giá.

Ngoài ra, ở một số nơi các nhà chức trách đang cố gắng tạo cho những boongke cuộc sống yên bình mới: ở Frankfurt, hầm trú bom được chuyển thành phòng thu âm nhạc, ở Thượng Hải thành hộp đêm, ở Stockholm thành một ngôi nhà dưới lòng đất dành cho giới thượng lưu.

Tuy nhiên, ở các quốc gia khác, hầm trú bom, như trước đây là một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, các cư dân của Israel đang ẩn náu trong các hầm trú ẩn trong các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Người dân đã quen với việc “ghé thăm” các hầm tránh bom. Trong thời gian bị pháo kích, trẻ em làm bài tập về nhà trong các phòng đặc biệt, trong khi người lớn tiếp tục công việc văn phòng từ xa thông qua Internet.

Dưới đây là bộ sưu tập ảnh các hầm trú bom ở các nước:

Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 1.

Ở London (Anh), ga tàu điện ngầm Down Street trước đây đã được chuyển đổi thành hầm trú bom trong Thế chiến thứ hai. Đặc biệt tại đây, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã trú ẩn.

Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 2.

Tại Sderot ở Israel, trẻ em có sân chơi trong hầm tránh bom và nơi để bạn có thể làm bài tập về nhà.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 3.

Hiện tại ga tàu điện ngầm Down Street không còn hoạt động đúng với mục đích. Khi đến đây bạn sẽ được hướng dẫn tham quan.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 4.

Trong ảnh là lối vào chính của boongke ở Ballymena (Bắc Ireland). Chúng được hoàn thành vào năm 1990. Hầm được thiết kế với sức chứa lên đến 235 người.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 5.

Phòng cho nữ trên lãnh thổ của boongke ở Ballymena. Một phòng có thể ở được 30 người.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 6.

Một hầm trú bom ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Hầm đang hoạt động, nhưng đồng thời cũng có các chuyến tham quan có hướng dẫn viên.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 7.

Hầm tránh bom dưới Tòa thị chính Turin ở Italy. Boongke không được sử dụng và hiện tại đang bị niêm phong.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 8.

Cánh cửa hầm trú bom dưới Tòa thị chính Turin. Trong ảnh là Ủy ban thành phố đang đánh giá độ an toàn của boongke.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 9.

Boongke ở Helsinki có sức chứa khoảng 6.000 người, được trang bị phòng tập thể dục, sân bóng đá, sân chơi cho trẻ em, bãi đậu xe và nhà ăn.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 10.

Theo chính quyền địa phương, boongke ở Helsinki được trang bị bảo vệ chống phóng xạ.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 11.

Van của một cửa kín bảo vệ trong một hầm tránh bom ở trung tâm Moscow. Theo dữ liệu chính thức, nhiều nơi có boongke như vậy cho tất cả người dân và khách của thủ đô.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 12.

Phòng kiểm soát trong một hầm tránh bom ở trung tâm thủ đô Moscow với các thiết bị liên lạc đời cũ.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 13.

Bảo tàng Frauenwald Bunker, Đức. Trước đây, có một hầm tránh bom của Bộ An ninh Đức.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 14.

Một nhân viên của bảo tàng Frauenwald trong quân phục của một binh sĩ quân đội Đức giải thích cho du khách cách sử dụng mặt nạ phòng độc.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 15.

Hầm tránh bom ở Kibbutz Kfar Szold, Israel. Trong ảnh là lối vào trung tâm của boongke.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 16.

Ở Netivot (Israel) một thiếu niên đang làm bài tập về nhà trong hầm trú bom khi có cảnh báo tên lửa của Palestine.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 17.

Lối vào boongke Steintorvalle ở Hamburg. Tại đây hầm tránh bom đang hoạt động hiệu quả.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 18.

Đại sảnh của boongke Steintorvalle. Chỗ ngủ không được cung cấp. Tuy nhiên, bạn có thể tạm thời trú ẩn tại đây.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 19.

Các cửa của hầm tránh bom ở Moscow. Trong ảnh là một nhân viên của Bộ Các tình trạng khẩn cấp đang kiểm tra tình trạng của các boongke.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 20.

Hầm tránh bom ở làng Trudivs'ke, ngoại ô Donetsk, Ukriane.


Những hầm trú bom ở các nước trông như thế nào? - Ảnh 21.

Hầm tránh bom dưới tầng hầm của một tòa nhà dân cư ở Donetsk. Không có tiện ích nào trong một nơi trú ẩn như vậy.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại