Những đứa con vô ơn...
Trong một chương trình phỏng vấn, đề tài là thành công của mỗi người có mối quan hệ như thế nào với gia đình. Trong đó có một người được phỏng vấn tên là A Lôi, anh là một sinh viên đại học xuất thân từ nông thôn. Sau khi tốt nghiệp thì làm việc tại Thâm Quyến, thu nhập mỗi tháng gần 10 nghìn tệ (hơn 35 triệu VND).
Dưới đây là đoạn phỏng vấn của anh Lôi và MC:
MC: Ở quê anh với mức thu nhập như vậy có phải là rất cao không?
A Lôi: Gần bằng với thu nhập của bố mẹ tôi trong một năm.
MC: Anh cảm thấy tất cả những gì mà anh có được ngày hôm nay bao gồm cả việc đậu đại học và mức lương được cho là cao như thế có liên quan đến bố mẹ anh không?
A Lôi: Chủ yếu là dựa vào nỗ lực của bạn thân tôi chứ họ chỉ làm đúng chức trách của mình mà thôi. Ví dụ như cho tôi ăn học, cha mẹ nào cũng sẽ làm như vậy cả.
MC: Vậy trong tương lai, anh có cần đến sự có mặt bố mẹ trong những chuyện như kết hôn, mua nhà hay không?
A Lôi: Đương nhiên là cần rồi, tình hình ở Trung Quốc là vậy đấy, với giá nhà cao ngất ngưởng như thế thì có được mấy thanh niên có thể tự mình mua nhà mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ chứ?
MC: Anh cảm thấy như thế rất hợp lí sao?
A Lôi: Không có gì là hợp lí hay không hợp lí ở đây cả, mọi người đều như thế, việc này do tình hình xã hội quyết định, một mình tôi cũng không làm gì được.
Bạn có suy nghĩ gì về nội dung cuộc phỏng vấn này? Không biết bố mẹ của cậu A Lôi ấy sẽ cảm thấy thế nào sau khi nghe con trai mình nói vậy. Có lẽ, cậu A Lôi này không phải chỉ thuộc dạng "máu lạnh" bình thường.
Cha mẹ cho tôi cái ăn, cho tôi đi học đều là điều hiển nhiên không đáng để cảm kích, tôi đậu vào đại học, lương cao đều dựa vào thực lực bản thân không liên quan gì đến bố mẹ tôi cả. Tuy bây giờ tôi đã đủ lông đủ cánh nhưng chuyện mua nhà không nổi không phải là lỗi của tôi mà là do xã hội, là do giá nhà cao. Nếu đã không phải là lỗi của tôi thì cha mẹ chỉ có thể bỏ tiền ra mua nhà thôi. Ai bảo họ đã sinh ra tôi, sinh con ra thì phải có trách nhiệm với con, phải mua nhà cho con vì cha mẹ nào cũng thế cả.
A Lôi đi học được một chút, kiếm được chút tiền là nghĩ mình giỏi giang hơn cha mẹ nhiều rồi. Không những không xem cha mẹ ra gì mà cậu ta còn phủi sạch công ơn dưỡng dục bao nhiêu năm của cha mẹ. Còn những gì được cho là thành công thì đều cậu thanh niên đều quy hết về cho mình.
Nếu anh đã giỏi như vậy thì sao vẫn còn dựa dẫm vào cha mẹ mà anh luôn coi thường như thế?Đối mặt với thái độ vô ơn của con mình như thế, những bậc cha mẹ đã hết lòng vì con cái sẽ đau lòng đến nhường nào?
Thật ra trong cuộc sống, có rất nhiều người tuy rằng không vô cảm như cậu A Lôi kia nhưng hành động mà họ vô tình thể hiện ra bên ngoài lại máu lạnh như A Lôi vậy, vừa ghét bỏ cha mẹ nhưng lại luôn ỷ lại vào họ. Nguyên nhân không đâu xa đó là do thói quen đòi hỏi nhưng không biết cảm ơn cha mẹ, điều này dường như đã trở thành một căn bệnh phổ biến hiện nay.
Họ chế nhạo quan niệm lạc hậu của cha mẹ, chê bai cha mẹ ăn mặc quá quê mùa, keo kiệt, không giàu có. Vừa ghét bỏ cha mẹ nhưng lại dựa dẫm vào bố mẹ, chỉ biết trông chờ vào cha mẹ để mua nhà, mua xe, trông con thậm chí có người đã hai màu tóc vẫn còn bám lấy cha mẹ ăn chùa, uống chùa, xin tiền để tiêu.
Có thể có người sẽ nói, chuyện này là do cha mẹ tự nguyện chứ không ai bắt ép họ làm cả. Đúng vậy, hầu như tất cả các bậc làm cha làm mẹ đều sẽ sẵn lòng hi sinh vì con mình. Là một người con, khi nhận được sự chu cấp của bố mẹ chúng ta có phải nên đáp lại bằng một lòng biết ơn, yêu quý, hài lòng và kính trọng hay không?
Những “đặc ân” giúp bạn có vách xuất phát tốt hơn, một cơ hội để đến trường, một môi trường sống yên ổn… đều là do cha mẹ ban tặng
Trên mạng internet từng lan truyền một video về “Đặc quyền cá nhân” với nội dung như sau:
Có một nhóm thanh niên không cùng màu da, không cùng sắc tộc cùng tham gia chơi một trò chơi chạy đua, người thắng cuộc sẽ được được nhận giải thưởng.
Tất cả mọi người cùng đứng trên một vạch xuất phát và chờ đợi hiệu lệnh, người tổ chức nói:
Nếu cuộc hôn nhân của bố mẹ bạn vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ, hãy tiến lên trước hai bước.
Nếu bố của bạn luôn đồng hành trong quá trình trưởng thành của bạn, hãy tiến lên trước hai bước.
Nếu bạn có cơ hội nhận được sự giáo dục tư nhân, hãy tiếp tục tiến lên trước hai bước.
Nếu bạn chưa từng phải lo lắng về khoản nợ trên điện thoại của mình, hãy tiếp tục tiến lên trước hai bước.
Nếu bạn chưa hề phải lo lắng về bữa ăn tiếp theo, hãy tiến lên trước hai bước.
…
Cứ như thế, có người vẫn đang ở vạch xuất phát, nhưng có người bởi vì những điều kiện này mà ngày càng gần vạch đích, người tổ chức nói với người gần vạch đích nhất: Đây chính là cuộc sống, vị trí của bạn không phải dựa vào khả năng của bạn mà có được, cũng không liên quan đến bất kì quyết định nào của bạn cả, nhưng vì thế mà bạn lại có một khởi đầu tốt hơn, dễ có được phần thưởng hơn. Nếu bạn không tận dụng nó một cách hiệu quả thì bạn là một kẻ ngốc chính hiệu.
Điều mà video này muốn nói với chúng ta đó là trên đường đời, so với những người luôn dậm chân tại vạch xuất phát ấy, chúng ta đã có được quá nhiều lợi thế và cơ hội, không có lý do nào để chúng ta không cố gắng chăm chỉ cả. Và, những “đặc ân” có thể cho chúng ta đứng ở vách xuất phát cao hơn ấy, một mái ấm gia đình, một cơ hội để đến trường, một môi trường sống yên ổn,… đều là do cha mẹ chúng ta ban tặng.
Chỉ dựa vào những điều này, họ nên nhận được càng nhiều sự tôn trọng, thấu hiểu, biết ơn và quan tâm hơn nữa, huống hồ những điều mà họ đã ban tặng cho chúng ta còn nhiều hơn thế.
Shakespeare nói rằng: "Những đứa con vô ơn khiến cha mẹ đau hơn hàm răng sắc nhọn của loài rắn độc". Đừng để cha mẹ già đi mà không có nơi nương tựa, càng hi sinh càng đau lòng.
Khi họ đã một lòng hi sinh vì bạn, đừng quên cho họ một cái ôm đầy yêu thương và càng nhiều hành động thiết thực hơn nữa để thể hiện hiện tình yêu ấy, để trái tim họ thêm ấm áp, dẫu cay đắng nhưng ngọt ngào.