Những DN "đằng sau" chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam

Nhuận Hoa |

Dự kiến thông xe vào cuối tháng 6/2023, cây cầu như một dải lụa vắt qua sông Đuống, những nhịp cầu khi soi bóng xuống dòng sông tạo nên hình ảnh chiếc nón quai thao đặc trưng của người Quan họ. Hình dáng kiến trúc cầu có 5 vòm chịu lực mang hình tượng cặp rồng thời Lý.

"Vắt mình" qua sông Đuống (Bắc Ninh), cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành được khởi công xây dựng vào tháng 1/2018 hợp long vào 30/6/2022, do Ban quản lý xây dựng giao thông tỉnh Bắc Ninh làm chủ đầu tư và thực hiện quản lý khai thác vận hành. Điểm đầu cầu thuộc địa phận xã Cảnh Hưng (huyện Tiên Du) và điểm cuối dự án thuộc địa phận xã Đại Đồng Thành (huyện Thuận Thành).

Với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, dự án cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có tổng chiều dài hơn 1.500m, rộng 22,5m, với kiến trúc 5 nhịp vòm cao từ 40m tới 67m. Từ mặt nước lên tới đỉnh vòm thép của cầu có độ cao lên đến 87m và là cầu vòm thép cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.

Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Cây cầu như một dải lụa vắt qua sông Đuống, những nhịp cầu khi soi bóng xuống dòng sông tạo nên hình ảnh chiếc nón quai thao đặc trưng của người Quan họ. Hình dáng kiến trúc cầu có 5 vòm chịu lực mang hình tượng cặp rồng thời Lý, thân rồng cuộn hình chữ S mềm mại, uyển chuyển vờn trên sóng nước, giữa đỉnh vòm là đầu cặp rồng cất cao, đối xứng nhau qua hòn ngọc tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời.

Dự án này dự kiến thông xe vào cuối tháng 6/2023. Cây cầu hoàn thiện sẽ góp phần hình thành mạng giao thông khép kín giữa khu vực Bắc Đuống và Nam Đuống của tỉnh Bắc Ninh; đồng thời, kết nối vùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và phụ cận như: thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương qua Quốc lộ 1, Quốc lộ 38, Quốc lộ 5, Quốc lộ 17 và các tuyến Tỉnh lộ 276, 287…

"Hoạ" bởi nhà thiết kế loạt siêu dự án tỷ đô tại Thủ Thiêm

Theo tìm hiểu, năm 2016, Liên danh VTCO - WSP Phần Lan thắng giải Nhất cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Cầu Phật Tích – Đại Đồng Thành và trở thành đơn vị thiết kế phương án kiến trúc, khảo sát, thiết kế kỹ thuật tại dự án.

Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 2.
Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 3.

VTCO là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng, công ty thành lập từ năm 2004 và có vốn điều lệ tính đến tháng 10/2022 là 31,7 tỷ đồng.

Theo thông tin trên website, trước khi "thắng" dự án cầu vòm thép cao nhất Việt Nam, VTCO còn góp mặt ở loạt dự án gồm cầu đi bộ Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Thủ Thiêm 4 ở TP. HCM, cầu Trần Hưng Đạo ở Hà Nội, Tuyến số 1 Metro Bến Thành - Thủ Thiêm (vốn hơn 47.000 tỷ), Khu phức hợp quan sát Thủ Thiêm (vốn 1,2 tỷ đô), Hyatt Regency Hồ Tràm Resort & Spa, Khu nghỉ dưỡng Tuần Châu, Sân golf Thiên An...

Liên danh 7 nhà thầu hợp lực xây dựng

Về phía đơn vị thi công, dự án cầu vòm thép cao nhất Việt Nam là màn hợp lực giữa các liên danh các nhà thầu gồm: Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông (CIENCO) 1; Tổng Công ty Cơ khí xây dựng Thăng Long - CTCP; Công ty TNHH một thành viên xây dựng Cầu 75; Công ty CP Cầu 14; Tổng Công ty Thăng Long - CTCP; Công ty TNHH Nhạc Sơn và Công ty HAC. Trong đó, CIENCO1 là nhà thầu có giá trị khối lượng công việc lớn nhất.

Sự phối hợp của những nhà thầu này tại công trình từng được một bài đăng hồi năm 2019 của Báo Bắc Ninh ghi lại: Công ty TNHH Nhạc Sơn, Công ty CP Xây dựng Cầu 75 thi công các trụ phía trên bờ; sát mép nước bên bờ sông phía huyện Tiên Du, các đơn vị: Tổng Công ty Thăng Long-CTCP, Công ty CP Cầu 14 gia công, lắp đặt cốt thép các bệ trụ P18, P19 và đúc các phiến dầm SuperT. Công ty CP Xây dựng Cầu 75 triển khai các mũi thi công sàn giảm tải mố A1 và đập đầu cọc khoan nhồi trụ P20.

Bên kia sông trên địa bàn huyện Thuận Thành, CTCP-Tổng Công ty CKXD Thăng Long hoàn thành khoan nhồi cọc khoan nhồi các trụ P23, P24, mố A2; đúc và ép xong cọc bê tông 30x30 của sàn giảm tải mố A2, thi công bệ mố A2 và gia công, lắp đặt cốt thép trụ P23… CIENCO1 đảm nhận thi công trụ P21, P22 phía ngoài lòng sông.

Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 4.
Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 5.
Những DN đằng sau chiếc cầu Phật Tích gần 2.000 tỷ bắc qua sông Đuống, với 5 vòm thép cao nhất Việt Nam - Ảnh 6.

CIENCO1 - nhà thầu lớn nhất trong liên danh là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, được thành lập năm 1964.

Nhiều công trình tiêu biểu do CIENCO1 thực hiện đã góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như: Cầu Rạch Miễu, Cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Vĩnh Tuy, cảng xuất sản phẩm

Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cầu Giẽ - Ninh Bình,hệ thống cầu đường sắt Hà Nội-Tp Hồ Chí Minh, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; đường 78 và cầu Long Bình-Chrey Thom Vương quốc Campuchia, ADB 11-12 – CHDCND Lào…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại