Dưới đây là những trào lưu được dân Trung Cổ hưởng ứng nhiệt tình nhưng khá rùng mình:
1. Phiên tòa động vật
Cuộc sống trong đêm trường Trung Cổ khá khắc nghiệt, không chỉ với con người. Mọi loài động vật từ gia súc đến côn trùng đều bị đưa ra xét xử nếu bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Đã ghi nhận ít nhất 85 phiên tòa động vật được tổ chức trong suốt thời đại này và nhiều câu chuyện khác nhau từ bi thảm đến phi lý.
(Hình: All About History)
Danh hiệu "kẻ phạm tội hàng loạt" số một thuộc về lợn. Chúng bị buộc tội và kết án vì bị nghi nhai các bộ phận cơ thể, thậm chí là trẻ em. Hầu hết bị kết tội và kết án tử hình bằng cách treo cổ hoặc buộc vào cọc rồi thiêu. Năm 1386, một con lợn bị xử tử vì mặc áo ghi lê, quần trong, đeo găng tay và mặt nạ của người.
Không chỉ lợn gặp rắc rối với pháp luật, năm 1474, có tòa phán quyết một con gà trống phạm "tội ác không tự nhiên" khi nó đẻ trứng; hay những con chuột thường nhận thư cảnh cáo yêu cầu phải rời khỏi nơi chúng không được chào đón. Thậm chí có phiên tòa xử cá heo ở Marseilless năm 1596. Tất nhiên, vẫn có những buổi xét xử kết thúc có hậu cho động vật.
2. Thời trang nam không tưởng
Quần áo cực kỳ quan trọng với giới thượng lưu thời Trung Cổ. Đó là cách thể hiện sự giàu có và hơn người của so với người nghèo. Các xu hướng thời trang ở châu Âu thời này quét qua như vũ bão, ví dụ như giày dài, mũi nhọn cho nam giới – đôi giày càng dài càng đẳng cấp. Một số đôi giày dài đến nỗi phải được gia cố bằng xương cá voi.
(Hình: All About History)
Nam giới cuối thế kỷ 14 thích khoe cơ thể với bộ đồ tunic ngắn bó chẽn. Trào lưu này được tiếp diễn với "codpiece" – một túi vải được gắn phía trước quần, được tạo hình và có đệm để làm nổi bật sự nam tính của họ.
3. Đám cưới chớp nhoáng
Đã từng có thời kỳ, dân châu Âu cưới nhau không cần một buổi lễ chính thức. Họ sẽ có vợ/chồng chỉ với một khoảnh khắc "nhỡ miệng" nói đồng ý, dẫn đến những cuộc hôn nhân trên đường phố, trong quán rượu.
(Hình: All About History)
Điều này khiến việc chứng minh một người đã kết hôn hay không khá khó. Thế nên, vào thế kỷ 12, đám cưới phải là một buổi lễ thánh được Chúa quan sát. Và không chỉ là lễ cưới phải được quan sát. Đặc biệt, nếu bạn thuộc tầng lớp thượng lưu thì quên từ "riêng tư" đi, bởi khi động phòng cũng cần có nhân chứng.
4. Tình yêu lịch sự
Hôn nhân thời Trung Cổ hầu hết là không có tình yêu và vì lợi ích. Do đó để thỏa mãn niềm đam mê lãng mạn, các quý tộc thời này sẽ có "tình yêu lịch sự". Tòa án cho đàn ông và phụ nữ được thực hiện các yếu tố của tình yêu bất kể tình trạng hôn nhân của họ.
(Hình: All About History)
Có thể kể đến một số hành động yêu đương như nhảy múa, cười khúc khích và nắm tay nhau. Tuy nhiên, tình dục bị nghiêm cấm và chỉ dành riêng cho người vợ/chồng chính thức. Tình yêu lịch sự phổ biến đến mức có một danh các quy tắc được viết ra, bao gồm: "Hôn nhân không phải lý do thực sự để không yêu".
5. Đánh nhau để ly hôn
Các cặp vợ chồng Đức ngày xưa không lãng phí thời gian để giải quyết cuộc hôn nhân. Thay vì cãi nhau, họ kéo nhau lên võ đài. Phán quyết bằng một cuộc đấu đối kháng duy nhất là cách phổ biến để giải quyết những bất đồng.
(Hình: All About History)
Khi chồng và vợ đánh nhau, có những hạn chế kỳ quái. Ví dụ, người chồng phải đứng trong một cái hố với một bàn tay để sau lưng, trong khi vợ anh ta chạy quanh với một bao tải đầy đá.
6. Mặt không lông
(Hình: All About History)
Phụ nữ ngày nay tốn tiền để làm nổi bật lông mi, lông mày, còn phụ nữ Trung Cổ thì ngược lại. Vì trán được coi là điểm trung tâm của khuôn mặt, phụ nữ sẽ cạo bỏ lông mi và lông mày để làm nổi bật nó. Họ thậm chí còn nhổ bớt tóc để có trán cao, gương mặt hình bầu dục hoàn hảo.
7. Bóng đá không có luật
Nếu bạn nghĩ chỉ hiện đại mới có hiện tượng "bỏ bóng đá người", hãy nghĩ lại. Nước Anh thời Trung Cổ đã có những kể bạo lực liên quan đến bóng đá, trước cả khi môn thể thao này được gọi là bóng đá.
(Hình: All About History)
Những gì chúng ta gọi là bóng đá trước đây cực kỳ bạo lực, hỗn loạn và thậm chí gây chết người. Không giới hạn số cầu thủ tham gia, đôi khi là cả một làng, và thứ bị đá không phải quả bóng mà là đội đối phương. Một cuốn sách về "bóng đá Shrovetide" ghi rằng bất kỳ phương tiện nào cũng được dùng để ghi bàn. Năm 1314,, vua Edward II ra lệnh cấm trò chơi nguy hiểm này.