Các vận động viên luyện tập làm quen với thời tiết và dụng cụ trước ngày thi đấu chính thức tại Olympic Tokyo 2020
Thi đấu trong điều kiện đặc biệt
Tham dự Olympic trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế giới và Nhật Bản cũng không phải ngoại lệ, 2 vận động viên của đội tuyển Rowing cùng các vận động viên khác trong đoàn thể thao Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định phòng dịch nghiêm ngặt của Ban tổ chức.
Theo chia sẻ của hai vận động viên Lường Thị Thảo và Đinh Thị Hảo, tuy đến Olympic lần này có phần lo lắng vì vấn đề dịch bệnh, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới quyết tâm và ý chí thi đấu của các cô gái trong lần đầu tham dự Olympic.
Thi đấu vòng loại nội dung thuyền đôi nữ hạng nhẹ hai mái chèo, tuy địa điểm thi đấu môn Rowing là eo biển nên sóng và gió to hơn khi các VĐV tập tại sông Giá, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, hai vận động viên vẫn thi đấu tốt, tự tin. Tuy nhiên, việc nằm chung bảng với các đối thủ sừng sỏ khiến các cô gái không thể tiến thẳng vào bán kết, mà chỉ thi đấu thêm tại vòng chung kết C (không tranh huy chương) dành cho 6 đội nhóm dưới để phân thứ hạng.
Do ảnh hưởng của bão nhiệt đới Nepartak, vòng thi này đã bị hoãn 2 ngày, nhưng không làm ảnh hưởng tới tâm lý của các vận động viên. Kết quả chung cuộc, Thảo và Hảo đã thi đấu tốt, về đích thứ 3 với thành tích 7 phút 19 giây 05, xếp hạng chung cuộc 15/18. Đây là thành tích tốt nhất của đội tuyển Rowing Việt Nam trong 3 lần tham dự các kỳ thế vận hội.
Trải nghiệm cuộc sống vận động viên quốc tế tại Làng vận động viên Olympic
Không chỉ ấn tượng với công tác tổ chức, chuẩn bị dụng cụ, nơi luyện tập trước ngày thi đấu, tình nguyện viên hỗ trợ, hai cô gái tuyển Rowing Việt Nam còn ấn tượng với cách sắp xếp nơi sinh hoạt cho các vận động viên của ban tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Hơn 10 ngày sinh hoạt tại Làng vận động viên Olympic cũng mang lại cho Thảo và Hảo những điều khó quên. Với Thảo thì đó là chiếc giường được làm từ bìa carton tái chế thân thiện với môi trường nhưng mang lại sự thoải mái không ngờ cho người sử dụng, còn với Hảo thì đó là nhà ăn phục vụ 24/24 như một thiên đường ẩm thực dành cho các vận động viên.
Tại Làng Olympic, cờ của từng quốc gia được treo bên ban công trước phòng của các vận động viên. Trong Làng có 20 tòa nhà, cao từ 14 đến 18 tầng, có tới 3.600 căn phòng. Mỗi phòng chung cư thông thường rộng xấp xỉ 110 m2 và có thể là chỗ ở cho tám thành viên, cùng với đó còn có những căn phòng cỡ nhỏ hơn nữa.
Các đội sẽ tự phân chia bao nhiêu người có thể ngủ tại các phòng, cố gắng phân cách họ ra xa nhất có thể. Các vận động viên bắt buộc phải đeo khẩu trang tất cả mọi lúc, chỉ trừ lúc ngủ, ăn uống hay thi đấu. Tất cả vận động viên đều được xét nghiệm hằng ngày, và sẽ có những khu vực đặc biệt thu thập và xét nghiệm qua nước bọt.
Tham dự kỳ Olympic đặc biệt sẽ là những trải nghiệm khó quên đối với đội tuyển Rowing Việt Nam
Điều khác biệt nhất đối với các vận động viên tham dự kỳ Olympic lần này đó là việc hạn chế tiếp xúc, nên họ ít có cơ hội giao lưu với các đội bạn. Giờ đây họ được chỉ thị phải ăn một mình, với những tấm ngăn cách nhựa để giảm nguy cơ lây nhiễm tại nhà ăn. Sảnh ăn uống 2 tầng là một trong những cấu trúc quy mô lớn nhất của Làng Olympic với thực đơn khoảng 700 món từ Á, Âu… cho đến các món chay, món ăn của đạo Hồi.
Đáng chú ý, tại nhà ăn, các VĐV Việt Nam đã được thưởng thức món phở. Việc phở Việt Nam có mặt trong 700 món ăn phục vụ các VĐV toàn thế giới đã đem lại niềm vui, tự hào cho các VĐV Việt Nam tham dự Đại hội và cũng giúp họ nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ nhà.
Bên cạnh các món ăn đa dạng, các loại đồ uống và thực phẩm bổ sung cũng được ban tổ chức Olympic chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho các vận động viên. Điều này khiến cho Thảo và Hảo không mất thời gian để thích nghi và đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho thi đấu.
Sự thích nghi này là một phần trong quá trình chuẩn bị cho Olympic tại Việt Nam, hai vận động viên của chúng ta đã có một chế độ dinh dưỡng giàu protein, kết hợp với sữa uống lên men chứa lợi khuẩn để tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể lực từ Yakult, đơn vị đã đồng hành với đội tuyển Rowing Việt Nam suốt thời gian qua, cung cấp các sản phẩm sữa uống lên men tiếp sức dinh dưỡng cho các vận động viên Rowing lên đường tới Tokyo.
Sữa uống lên men Yakult là sản phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của các vận động viên Rowing Việt Nam.
Với thành tích tốt và những trải nghiệm đặc biệt tại Olympic Tokyo 2020 cùng chế độ tập luyện và dinh dưỡng ngày càng được nâng cao, sẽ là nền tảng để các vận động viên Rowing Việt Nam tiếp tục hướng tới những kết quả tốt hơn tại ASIAD 2022 và SEA Games 31.