Gút là gì? Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?
Gút là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, làm tăng nồng độ acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat sắc nhọn tại khớp, gây nên tình trạng đau nhức, sưng tấy. Cơn đau thường xuất hiện ở các khớp, bao gồm: Khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ khác trên cơ thể.
Bệnh gút thường gặp ở nam giới trung niên từ 30 – 50 tuổi (ảnh minh họa)
Không chỉ đàn ông, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 0,7-1,4% ở nam giới và 0,5 - 0,6% ở nữ giới. Bên cạnh yếu tố về gen, chế độ ăn uống và lối sống cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Những người tiềm ẩn nguy cơ cao mắc bệnh gút có thể kể đến như:
- Người có chế độ ăn ít xơ, nhiều đạm và purin, dầu mỡ
- Người bị béo phì
- Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc chống lao,...
- Những người mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp
- Người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ, lười vận động,...
TẠI ĐÂY
Triệu chứng của bệnh gút
Trong giai đoạn đầu tiên, người bệnh thường rất khó phát hiện ra bệnh gút do không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón chân cái sưng đỏ và đau nhức. Thông thường, cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý trực tiếp vào chỗ đau hoặc khi cơ thể nạp quá nhiều đạm và chất béo. Do vậy, chỉ khi đi kiểm tra, mọi người mới phát hiện ra bệnh.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh gút sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm (ảnh minh hoạ)
Ở giai đoạn 2: Đây là thời điểm người bệnh phát hiện ra bệnh gút rõ ràng nhất do các cơn đau cấp tính xảy ra thường xuyên và không có triệu chứng báo trước. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày rồi thuyên giảm.
Ở giai đoạn nặng, bệnh sẽ có những chuyển biến đáng lo ngại, tại các khớp và xung quanh khớp xuất hiện hạt tophi - đây chính là tinh thể của muối urat tích tụ lại. Ở giai đoạn nặng, người bệnh phải chịu đựng các cơn đau khủng khiếp với cường độ mạnh và thường xuyên hơn. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các hạt tophi này vỡ sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí, một số trường hợp còn phải cắt bỏ chi.
Hỗ trợ đẩy lùi bệnh gút nhờ sản phẩm chứa cây trạch tả
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị bệnh gút khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu, ngăn ngừa cơn đau gút cấp tái phát. Trong đó, sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả là phương pháp đã được nhiều người sử dụng và cho thấy hiệu quả tích cực.
Theo Đông y, trạch tả là vị thuốc quen thuộc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, giúp tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, thanh nhiệt, được dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, gan rất hiệu quả.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thân và rễ trạch tả có chứa các hoạt chất như: Apialisol A, Alismol, Alismoxide và các Alisol A, B, C, Choline… Các hoạt chất này được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường khả năng chuyển hóa nước, hỗ trợ hệ bài tiết, chống đông máu, ổn định huyết áp, chống nhiễm độc gan, thận, từ đó giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, trong đó có axit uric - tác nhân chính gây ra cơn đau gút.
Trạch tả giúp hạ axit uric máu, cải thiện bệnh gút
Bên cạnh đó, trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan, phòng chống gan nhiễm mỡ - một trong những vấn đề mà người bị gút thường mắc phải. Chính vì vậy, so với các phương pháp đẩy lùi gút có thể mang đến nhiều tác dụng phụ khác thì việc sử dụng bài thuốc hỗ trợ đẩy lùi bệnh gút từ trạch tả mang đến hiệu quả hạ axit uric máu, giảm đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát một cách an toàn.