Những điều bố mẹ nên làm để con không còn sợ tới lớp

Thảo Hương |

Việc các bé sợ đến trường là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân chính có thể xuất phát từ cha mẹ, từ phía nhà trường hay bản thân các bé.

Giống như việc cha mẹ đi làm, thì trách nhiệm của các con chính là đi học. Không có con số cụ thể cho việc khi nào các bé bắt đầu nên đến lớp, tuy nhiên từ 10 - 18 tháng tuổi được xem là "độ tuổi vàng" để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp xã hội. Do vậy, đây cũng là thời điểm bố mẹ có thể cân nhắc cho con đi học.

Tất nhiên, bên cạnh đó, nhiều trẻ có xu hướng sợ trường lớp, ghét đi học, thậm chí là thay đổi tính cách khi bị bắt ép đến trường. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân khiến đi học trở thành nỗi ám ảnh của trẻ

1. Môi trường mới

Một môi trường mới có thể là vấn đề lớn đối với một đứa trẻ. Một lớp học hoặc lịch học mới cũng đủ để gia tăng nỗi sợ hãi đối cho trẻ. Nếu như ở nhà, con có thể làm bất kì điều gì mà con thích, thì khi tới lớp con phải học tập, chơi đùa theo nếp sinh hoạt chung. Đây là điều khiến trẻ mất một thời gian mới có thể làm quen được.

2. Con không được chiều chuộng như ở nhà

Đây là điều dễ hiểu, bởi ở nhà con được sự bao bọc, yêu thương và quan tâm của tất cả mọi người. Tuy nhiên, khi đến lớp con sẽ phải san sẻ, học cách cùng chơi đùa, làm quen với thầy cô và các bạn. Lúc này, bé sẽ có chút tủi thân vì không nhận được tình yêu thương, thậm chí là lo lắng vì nghĩ rằng bố mẹ đã bỏ rơi mình.

Những điều bố mẹ nên làm để con không còn sợ tới lớp - Ảnh 1.

3. Bị bạn bè trêu trọc

Không có gì đáng sợ hơn việc phải đối mặt với những kẻ bắt nạt ngày này qua ngày khác. Nó làm cho cuộc sống trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự tự tin và giá trị bản thân của một đứa trẻ.

Nhiều trẻ muốn khẳng định bản thân bằng cách bắt nạt bạn bè. Nếu con bạn bị bắt nạt, bạn cần có sự can thiệp của nhà trường.

4. Giáo viên nghiêm khắc

Nếu ở nhà, con được bố mẹ chiều chuộng, yêu thương thì đến lớp cô giáo sẽ nghiêm khắc hơn một chút để con phải nghe lời. Thời gian đầu, bé có thể sẽ chưa quen với việc bị trách phạt, thưởng điểm, trừ điểm... nhưng con sẽ dần làm quen mà thôi. Bố mẹ nên theo dõi, đồng hành cùng giáo viên trong việc dạy trẻ nhé.

Những điều bố mẹ nên làm để con không còn sợ tới lớp

1. Dẫn con ra ngoài chơi

Ra ngoài nhiều không chỉ giúp con làm quen với thế giới bên ngoài mà còn giúp cơ thể con làm quen với khí hậu, phấn hoa, 1 ít bụi không khí nữa. Nhờ vậy mà con có sức đề kháng tốt, không bị dị ứng, khi không may mắc bệnh cũng rất nhẹ.

2. Cho con có thời gian làm quen lớp học

Bạn dẫn con đi chơi, đi dạo để con quan sát, thấy các bạn đang làm gì hay thì khen vui và nói rằng sớm thôi con cũng sẽ được tham gia các hoạt động hay ho như vậy.

3. Tập cho con thói quen sinh hoạt theo giờ giấc

Điều này đặc biệt cần thiết, nếu con bạn trước đây sinh hoạt không theo kỉ luật thì bắt buộc trước khi đi học cha mẹ hãy căn theo lịch sinh hoạt ở lớp để chỉnh giờ giấc cho con. Hãy chắc chắn là bạn tập cho con quen nếp ăn ngủ ít nhất 1 tháng trước khi đi học nhé.

Những điều bố mẹ nên làm để con không còn sợ tới lớp - Ảnh 2.

4. Nói những chuyện vui con có thể có khi được đi học

Kể chuyện vui, có thể là chuyện vui của anh chị đi trước, kỉ niệm đẹp của chính cha mẹ ngày xưa, chuyện hài hước nhà hàng xóm. Cứ chuyện hay, có lợi về việc đến trường lớp, làm quen bạn mới và thầy cô mới thì bạn kể cho con nghe.

5. Đừng gieo nỗi sợ về việc đi học

Nhiều bố mẹ hay có thói quen trêu đùa con như "đi học rồi cô giáo phạt cho biết", "nói không nghe thì bố mẹ cho đi lớp đấy nhé"... Tuy nhiên, những điều này vô tình làm con sợ hãi cô giáo, lớp học. Việc đi học là chuyện không thể tránh khỏi, kéo dài và liên tục, nên bố mẹ cố gắng đừng làm con sợ nhé.

6. Tập cho con đi ngủ sớm

Điều này rất quan trọng. Nhiều cha mẹ hay bảo sáng con không dậy nổi để đi học, đi học khổ sở không kịp giờ cũng chỉ vì con ham ngủ. Nguyên nhân chính là cha mẹ đã không sắp xếp được lịch sinh hoạt hợp lý dẫn đến tình trạng này.

Hy vọng cha mẹ sẽ có những trải nghiệm vui với việc cho con đi học, và bé cũng sẽ không sợ tới lớp nhé!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại