Những điều bố mẹ cần tránh khiến con xấu hổ nơi công cộng

Kim Dung |

Chúng ta có thể đã thấy vô số ví dụ về việc cha mẹ làm con xấu hổ trên mạng xã hội hoặc ở nơi công cộng.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia đã nêu ra những hậu quả leo thang đáng kể, cũng như kêu gọi phụ huynh dừng ngay hành vi này.

Việc chỉ trích trẻ em một cách công khai ban đầu có vẻ hiệu quả. Cách làm này chắc chắn thu hút sự chú ý của trẻ về vấn đề cha mẹ muốn nói. Tuy nhiên, về lâu dài, việc khiến trẻ mất mặt sẽ không bao giờ có tác dụng như một công cụ để định hình hành vi của con. Ngoài ra, điều đó có thể tác động nghiêm trọng và ảnh hưởng kéo dài đến mối quan hệ cha mẹ - con.

Các chuyên gia đã nêu những điều cha mẹ cần biết về việc làm xấu hổ con mình trên mạng và ở nơi công cộng, bao gồm các ví dụ về những từ ngữ gây xấu hổ mà phụ huynh nên tránh.

Tội lỗi và xấu hổ

Phụ huynh cần tự hỏi rằng, chính xác thì điều gì tạo nên sự xấu hổ cho một đứa trẻ? Ví dụ, trẻ có thể cảm thấy mất thể diện khi cha mẹ kể những câu chuyện đáng xấu hổ hoặc tiết lộ nhằm mục đích thao túng thái độ, hành vi của chúng. Hoặc, cha mẹ lấy nội dung cuộc trò chuyện riêng tư về hành vi và hậu quả, sau đó công khai bằng cách chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc mạng xã hội.

Trẻ cũng sẽ mất thể diện khi phụ huynh cố ý khiến con cảm thấy tồi tệ về bản thân mình, thay vì tập trung vào hành vi thực tế mà cha mẹ đang cố gắng để con thay đổi.

Đáng buồn thay, cách làm này dường như có hiệu quả ngay từ đầu, nhưng việc khiến trẻ mất thể diện sẽ nhanh chóng phản tác dụng.

Các bậc cha mẹ chưa nhận thức được rằng, sự lan rộng của mạng xã hội khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Phụ huynh không chỉ mất đi sự công bằng đáng kể trong quan hệ, mà việc chỉ trích trẻ ở nơi công cộng hoặc trên mạng còn làm mất lòng tin và lòng tự trọng của trẻ. Đồng thời, hành động đó làm giảm động lực của trẻ trong việc thực hiện chính những hành vi mà cha mẹ đang cố gắng khuyến khích.

Điều khiến các cha mẹ bối rối là suy nghĩ và cảm xúc có ảnh hưởng đến hành vi. Ví dụ, nếu phụ huynh mắng con và sau đó cảm thấy tội lỗi hoặc hối hận, những cảm giác đó có thể đủ để khiến họ thay đổi hành vi. Song, có sự khác biệt giữa cảm giác tội lỗi và sự xấu hổ.

Brené Brown - Giáo sư nghiên cứu tại Trường Đại học Houston (Mỹ) và là tác giả cuốn sách bán chạy nhất New York Times “Daring Greatly”, đã nêu sự khác biệt giữa cảm giác tội lỗi và sự xấu hổ.

Cảm giác tội lỗi được thể hiện khi một người nói: “Tôi đã làm một điều xấu”. Còn sự xấu hổ được thể hiện khi một người nói: “Tôi thật tệ”. Cho dù hiện tại cha mẹ đang phải đối mặt với những thách thức về hành vi nào ở trẻ, thì đó cũng không phải là thông điệp các phụ huynh muốn gửi đến con mình.

Những điều bố mẹ cần tránh khiến con xấu hổ nơi công cộng- Ảnh 1.

Việc khiến trẻ mất thể diện sẽ không mang lại tác dụng. Ảnh minh họa: ITN.

Gây xấu hổ ở trẻ không có tác dụng

Việc khiến trẻ mất thể diện là vô cùng nguy hiểm vì sự xấu hổ có xu hướng là một cảm giác đeo bám và thường kéo dài lâu hơn bạn nhận ra hoặc dự định. Vì vậy, bề ngoài, có vẻ như các cha mẹ làm xấu mặt con mình trên mạng xã hội sẽ đạt được kết quả. Song, hãy nhận ra rằng, cách nuôi dạy con này thực sự làm tổn hại đến hai điều mà chúng ta đang nỗ lực tạo ra. Đó là lòng tự trọng của trẻ và mối quan hệ lâu dài giữa cha mẹ - con.

Đối với một số người, họ cho rằng, việc khiến trẻ mất thể diện trước mặt người khác có thể mang lại những tác động lâu dài. Ví dụ: Việc hạ nhục con một cách công khai trên Facebook - nơi có quan niệm cho rằng có rất nhiều người đang nhìn thấy điều đó, có thể có hại cho mối quan hệ của cha mẹ, cũng như ý thức về bản thân của trẻ.

Nếu công khai làm con xấu hổ?

Thực tế, sau khi khiến trẻ mất thể diện, không ít phụ huynh sẽ nghĩ rằng: “Ồ không! Mình đã làm một việc không đúng”. Bây giờ là cơ hội để cha mẹ xin lỗi. Bởi, trẻ cần thấy rằng, cha mẹ là người sẵn sàng thừa nhận sai lầm của mình. Vì vậy, ngay cả khi đang cảm thấy hối hận ở mức độ nào đó khiến việc bắt đầu cuộc trò chuyện đó trở nên cực kỳ khó khăn, phụ huynh cũng hãy biến suy nghĩ thành hiện thực.

Nếu cha mẹ đã công khai làm con mình xấu hổ, thì trẻ cần nghe phụ huynh thành thật xin lỗi. Cha mẹ cũng đồng thời cần bày tỏ sự đảm bảo rõ ràng rằng, điều đó sẽ không xảy ra nữa. Một lời xin lỗi chân thành sẽ có tác dụng phục hồi mối quan hệ cha mẹ và con. Từ đó, để phụ huynh có thể bắt đầu tận dụng mối quan hệ của mình như một “vũ khí” lớn nhất, nhằm tác động đến hành vi của con - chứ không phải sự xấu hổ.

Những hậu quả tích cực và tiêu cực chỉ có tác dụng nếu chúng được đưa ra một cách nhất quán. Do đó, theo các chuyên gia, sự nhất quán là chìa khóa giúp trẻ hiểu rằng, chúng không thể thoát khỏi hậu quả nếu đã thực hiện hành vi xấu. Hãy chắc chắn rằng, cha mẹ cũng tuân thủ các hậu quả, không nhượng bộ sớm. Phụ huynh hãy cam kết làm những gì mình đã nói.

Có thể mất một thời gian để trẻ nhận ra và tin tưởng rằng, cha mẹ thực sự sẽ làm theo. Song, nếu phụ huynh kiên trì, trẻ sẽ hiểu ra. Sau đó, hành vi của trẻ sẽ thay đổi và bắt đầu lắng nghe phụ huynh.

Một mối quan hệ lành mạnh và quan tâm tới con là nền tảng cần thiết cho kỷ luật. Nếu trẻ tôn trọng cha mẹ, việc giáo dục con sẽ hiệu quả hơn nhiều. Vì vậy, ít nhất hãy đặt mục tiêu dành cho trẻ 15 phút chú ý tích cực mỗi ngày. Thời gian này có thể dành để chăm chú lắng nghe con khi trẻ nói chuyện hoặc đi dạo cùng nhau. Cha mẹ có thể cùng con làm bánh hoặc đọc một câu chuyện yêu thích, hay nói về kỷ niệm đẹp.

Những điều bố mẹ cần tránh khiến con xấu hổ nơi công cộng- Ảnh 2.

Cha mẹ cần có phương pháp giáo dục phù hợp. Ảnh minh họa: ITN.

Xác định rõ hậu quả

Một vấn đề quan trọng khác là cha mẹ cũng cần xác định rõ ràng hậu quả. Hậu quả phải tùy thuộc vào thời gian.

Việc nói: “Con sẽ bị cấm túc cho đến khi mẹ nói dừng lại” là chưa đủ rõ ràng. Phụ huynh cũng không nên nói: “Con không thể đi đâu cho đến khi mẹ có thể tin tưởng con lần nữa”.

Việc đưa ra hậu quả với thời gian kết thúc mơ hồ có thể báo hiệu rằng, cha mẹ không thực sự nghiêm túc và có thể chỉ đe dọa suông trong lúc nóng giận. Trẻ cũng có thể nhận được thông điệp rằng, mọi chuyện sẽ sớm kết thúc. Hoặc, trẻ có thể cảm thấy như cha mẹ đang áp đặt một phản ứng quá nghiêm khắc. Điều này mang lại cho trẻ rất ít động lực để bắt đầu tuân thủ nếu nghĩ rằng, con sẽ không bao giờ có thể nhận lại được sự ân cần của cha mẹ.

Do đó, cha mẹ hãy luôn phác thảo về việc hậu quả có hiệu lực trong bao lâu. Thông thường, 24 giờ là khoảng thời gian hợp lý để lấy đi thứ gì đó khỏi trẻ em. Hãy thử nói: “Cho đến giờ này ngày mai, con sẽ phải ngừng sử dụng thiết bị điện tử của mình”.

Cũng có thể, đôi khi, cha mẹ muốn tước đi một đặc quyền nào đó cho đến khi trẻ giành lại được nó. Trong trường hợp này, các hậu quả được đưa ra nhằm thúc đẩy những hành vi tích cực, như hoàn thành bài tập ở trường đúng thời hạn hoặc giữ phòng ngủ ngăn nắp. Nếu đúng như vậy, hãy giải thích chính xác những gì trẻ cần phải làm để lấy lại được thứ đã bị tước đi. Cách tiếp cận này cũng nhấn mạnh mối liên hệ giữa hành vi của trẻ và hậu quả.

Phụ huynh cũng cần liên kết hành vi với hậu quả. Phụ huynh không nên nói: “Con không thể lấy lại điện thoại cho đến khi mẹ có thể tin tưởng con”. Thay vào đó, hãy nói: “Con có thể lấy lại điện thoại trong một giờ mỗi tối, sau khi hoàn thành xong bài tập về nhà”.

Cha mẹ cũng nên đưa ra hậu quả ngay lập tức trong trường hợp trẻ làm sai điều gì đó. Hậu quả tốt nhất là được đưa ra ngay lập tức. Hậu quả được đưa ra ngay lập tức sẽ đảm bảo trẻ nhớ lý do tại sao chúng gặp rắc rối. Nếu hình phạt bị trì hoãn một tuần, nhiều khả năng là trẻ sẽ quên những quy tắc mà mình đã vi phạm. Ngoài ra, việc cảm nhận được hậu quả ngay sau hành vi sai trái có thể giúp thúc đẩy trẻ không tái phạm.

Tuy nhiên, có thể đôi khi, cha mẹ không thể đưa ra hậu quả ngay lập tức. Nếu phát hiện ra con mình gặp rắc rối trên xe buýt ba ngày trước, hậu quả rõ ràng sẽ bị trì hoãn. Hoặc, nếu trẻ cư xử không đúng mực ngay trước khi đến trường vào buổi sáng, cha mẹ có thể phải đợi cho đến khi con về nhà, trước khi có thể vạch ra hình phạt và bắt đầu thực thi.

Khi không thể đưa ra hậu quả ngay lập tức, hãy nói với con về điều đó càng sớm càng tốt. Hãy làm rõ lý do tại sao hiện tại trẻ đang gặp rắc rối bằng cách nhắc nhở con những quy tắc nào đã vi phạm.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại