Những điều bí ẩn về tượng Nhân Sư Ai Cập không có trong sử sách

Cẩm Mai |

Tượng Nhân Sư ở Ai Cập đã 800.000 năm tuổi. Không có thư tịch cổ nào nói đến nó có đường hầm và hành lang dẫn đến công trình vĩ đại này.

Theo nhiều nhà nghiên cứu nền văn minh cổ đại Ai Cập thì thực tế tượng Nhân Sư có nhiều điều không được ghi trong sử sách. Công trình kiến trúc cổ đại lạ lùng này cao 20m và dài 57m đứng hiên ngang như lính bảo vệ Đại kim tự tháp Giza và các công trình khác trên cao nguyên Giza.

Những điều bí ẩn về tượng Nhân Sư Ai Cập không có trong sử sách - Ảnh 1.

Tượng Nhân Sư bên cạnh kim tự tháp.

Không ai biết tượng được xây trong bao lâu hay như thế nào nhưng hình dạng và kích thước của nó rất kỳ lạ, dường như thân và đầu tượng không cân đối với nhau.

Tượng Nhân Sư của Ai Cập được coi là bức tượng đá lớn nhất thế giới. Khoảng 200 tấn đá đã được vận chuyển đến trong quá trình xây dựng. Trước đây, tượng Nhân Sư bị cát bao phủ bên ngoài sau thời gian dài cả ngàn năm đứng giữa sa mạc. Đến năm 1905, cát bị trôi sạch để lộ toàn thân bức tượng.

Tuy vẫn không dám chắc, nhưng nhiều học giả cho rằng bức tượng được xậy dựng trong triều đại Pharaoh Khafre thứ 4. Dù vậy, các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu địa chất lại cho rằng bức tượng lâu đời hơn thế.

Theo nghiên cứu được trình bày trong Hội nghị Địa Khoáng sản Khảo cổ học Quốc tế về chủ đề "Khía cạnh địa chất trong niên đại tượng Nhân Sư của Ai Cập" , các tác giả cho rằng bức tượng thực ra đã khoảng 800.000 năm tuổi - một con số khá khó tin.

Thật kỳ lạ, tượng Nhân Sư và Đại kim tự tháp Giza là số ít các công trình cổ đại Ai Cập không có thư tịch mô tả và ghi lịch sử ra đời.

Tuy nhiên, tượng Nhân Sư đã trở thành biểu tượng cho vương quyền trong vương quốc mới. Vài pharaoh đã xây đền thờ xung quanh. Pharaoh Amenhotep II xây đền thờ bằng gạch và bùn bên hướng đông bắc bức tượng.

Còn Rameses II, người được coi là người xây dựng nhiều công trình nhất thời cổ đại, đã xây bàn thờ bằng đá granite giữa ngón chân bức tượng.

Những điều bí ẩn về tượng Nhân Sư Ai Cập không có trong sử sách - Ảnh 2.

Tượng Nhân Sư đã mất mũi.

Trước đây, binh lính của vua Napoleon cho rằng tượng Nhân Sư không có mũi. Nhưng bức vẽ vào thế kỷ 18 cho thấy tượng Nhân Sư có mũi, mà bị mất trước khi binh lính của vua Napoleon đến. Có lẽ, người Thổ Nhĩ Kỳ đã làm mất mũi tượng Nhân Sư.

Vì sao tượng Nhân Sư mất mũi? Đầu tượng tại sao lại nhỏ hơn thân tượng? – Đó vẫn là điều bí ẩn.

Dù là ai xây tượng Nhân Sư cũng muốn nó được sắp xếp trật tự. Tượng Nhân Sư được xây dựng về hướng đông mặt trời mọc gần đường song song thứ 30.

Có 3 hành lang bên dưới và dẫn vào tượng Nhân Sư. Một trong những phát hiện quan trọng nhất về nó là mộ vị thần Osiris của Ai Cập nằm sấu 29m đằng sau bức tượng.

Theo ông Graham Hancock, hình mô phỏng trên máy tính cho thấy chòm sao Leo trùng với Mặt Trời trong ngày xuân phân – một giờ trước bình minh trong kỷ nguyên Leo đã lùi về phía đông dọc theo đường chân trời nơi mà mặt trời sẽ sớm nhô lên.

Điều này có nghĩa là tượng Nhân sư mình sư tử hướng về phía đông, có thể đã nhìn thẳng vào buổi sáng hôm đó tại một chòm sao mà có thể được xem như là đối trọng với chính nó trên bầu trời.

Nguồn: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại