Cơ thể con người là một bộ máy phức tạp, có sự kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Khi chúng ta bị ốm hoặc bị bệnh trong một bộ phận, ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Chỉ cần nhìn móng tay, móng chân là chúng ta có thể xác định được mình có đang mắc bệnh gì hay không.
Dưới đây là những thông tin cụ thể bạn nên tham khảo để tự kiểm tra sức khỏe.
Móng lõm hình thìa
Tình trạng này còn được gọi là Koilonychia, dấu hiệu cảnh báo thiếu máu do thiếu sắt. Móng trong trường hợp này mềm, giòn, vì vậy móng dễ dàng bị sứt mẻ và có thể uốn cong lõm xuống giống như hình cái thìa.
(Ảnh minh họa)
Móng hình dùi trống
Tình trạng này còn được gọi là Clubbing (móng hình chùy), các ngón tay bắt đầu lồi ra giống như dùi trống, móng tay nở to ra, lồi lên.
Đây là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc nhiều bệnh và các rối loạn, ví dụ các bệnh về phổi (như bệnh lao, khí phế thũng, viêm phế quản co thắt), các bệnh về tim (như bệnh tim bẩm sinh, viêm nội tâm mạc bán cấp)
Các ngón tay bắt đầu lồi ra giống như dùi trống, móng tay nở to ra, lồi lên
Móng màu vàng
Móng của bạn có màu vàng là dấu hiệu cảnh báo có thể bạn mắc nhiều bệnh. Phổ biến nhất là bệnh nấm móng, vàng da, bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh vẩy nến, bệnh phổi…
(Ảnh minh họa)
Móng màu xanh nước biển
Móng của bạn chuyển sang màu xanh có thể do thiếu oxy trong máu. Bên cạnh đó, móng màu xanh cũng có thể là dấu hiệu phổ biến của bệnh phổi, bệnh tim - các bệnh làm gián đoạn quá trình trao đổi oxy trong cơ thể.
Móng màu xanh cũng có thể là dấu hiệu phổ biến của bệnh phổi, bệnh tim
Móng màu xanh lá cây
Móng màu xanh là dấu hiệu nhiễm nấm. Bên cạnh đó, cũng có thể do tiếp xúc với thuốc nhuộm, màu vẽ…
(Ảnh minh họa)
Móng màu đen
Có hai lý do móng của bạn có màu đen. Một là do thương tích vì đi giày dép không đúng kích cỡ hoặc tai nạn – gây ra máu tụ dưới móng. Lý do thứ hai là bạn có thể có một khối u ác tính dưới móng – một loại ung thư da.
(Ảnh minh họa)
Móng màu trắng
Tình trạng này còn được gọi là Leukonychia (đốm trắng trên móng). Móng màu trắng chia ra làm 3 loại:
Loại phổ biến nhất là leukonychia partialis (đốm trắng một phần), các đốm trắng nhỏ (đốm sữa) xuất hiện trên móng. Nguyên nhân không phải do móng bị chấn thương hoặc móng mới mọc lên do móng cũ bị dập hoặc chấn thương.
Móng chuyển màu trắng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh. Ví dụ nếu móng chuyển trắng hoàn toàn (leukonychia totalis) có thể cảnh báo suy thận. Móng trắng dạng vân (leukonychia striata) là dấu hiệu có thể bạn bị nhiễm asen, ngộ độc chì, thiếu kẽm và vitamin.
Móng trắng dạng vân (leukonychia striata) là dấu hiệu có thể bạn bị nhiễm asen, ngộ độc chì, thiếu kẽm và vitamin
Móng thụt và có rãnh ngang
Các rãnh ngang sâu trên móng, gần với nền móng còn được gọi là Beau's lines (vết hằn lõm chạy ngang móng tay). Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là chấn thương, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như nhiễm nấm, nhồi máu cơ tim, xơ gan, quai bị, sởi, tiểu đường, hạ kali máu và suy dinh dưỡng.
(Ảnh minh họa)
Móng dễ gãy
Móng dễ bị gãy trong y học được gọi là Onychorrhexis (bệnh nứt móng), nguyên nhân thường là do sử dụng nhiều xà phòng, nước, hóa chất tẩy sơn móng. Tuy nhiên, nó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh như nhược giáp, thiếu máu, rối loạn ăn uống và chán ăn.
(Ảnh minh họa)
Bong tróc móng
Onycholysis (bong tróc móng) thường được dùng để mô tả móng bị tách ra từ đỉnh móng, giường móng hoặc từ cạnh của ngón tay, chân. Hiện tượng này thường xảy ra ở móng tay nhiều, nhưng đôi khi cũng xảy ra ở móng chân. Hiện tượng này có thể do một số bệnh như bệnh vẩy nến, nhiễm nấm, cường giáp. Trong nhiều trường hợp còn có thể do chấn thương.
Hiện tượng này có thể do một số bệnh như bệnh vẩy nến, nhiễm nấm, cường giáp
Móng hình càng cua
Kiểu móng này thương gặp ở người lớn tuổi, các cạnh móng gấp lại và phát triển hướng về nhau, tạo cho móng có hình như một cái càng cua. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do giày dép không đúng kích cỡ, suy dinh dưỡng, tiểu đường và bệnh gan…
(Ảnh minh họa)
Móng vỡ vụn
Móng có hình thù kì quái và vỡ vụn có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm, được gọi là Onychomycosis (bệnh nấm móng). Nhiễm trùng ảnh hưởng đến cấu tạo của móng và gây đau đớn.
*Theo Boldsky