Luôn cảm thấy thèm
Giống như thuốc, đường có thể gây nghiện. Khi vào cơ thể, đường phóng thích dopamine và khiến bạn cảm thấy tâm trạng, sức khỏe tốt hơn.
Tuy nhiên, khi đường được đào thải ra khỏi cơ thể, bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn bổ sung thêm.
Và càng ngày bạn càng muốn ăn nhiều đường hơn. Nếu bạn đang trải qua thèm đường quá thường xuyên, đó là một dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều loại đồ ngọt này.
Rối loạn nhận thức
Đường thậm chí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não gây ra hiện tượng rối loạn chức năng nhận thức.
Nếu bạn gặp các biểu hiện suy nghĩ khó khăn, hay nhầm lẫn thì rất có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường.
Cảm cúm thường xuyên
Đường cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách can thiệp vào chức năng của bạch cầu.
Khi tình trạng miễn nhiễm của bạn giảm, bạn thường bị cảm cúm liên tục. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của sự tiêu thụ đường quá mức.
Suy giảm vị giác
Tiêu thụ quá nhiều đường cũng làm giảm sự nhạy cảm của các nụ vị giác trên lưỡi khiến bạn không thể thưởng thức các loại thực phẩm khác hay cảm giác chúng không có vị ngon.
Tăng cân
Đường dư thừa được lưu giữ ở dạng chất béo. Ngoài ra, ăn quá nhiều đường có thể làm giảm chức năng của hormone leptin, là một hoocmon truyền tín hiệu no đến não bộ khiến bạn ăn nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến tăng cân.
Các vấn đề về da
Người ăn quá nhiều đường cũng có thể gây viêm và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da như mụn trứng cá và viêm lỗ chân lông.
Ung thư
Ăn nhiều đường, ngoài vấn đề gây viêm và sản xuất quá nhiều insulin thì thói quen này còn thậm chí có thể gây ung thư.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng các tế bào ung thư thích đường nên ngay cả ung thư cũng có thể là một dấu hiệu của sự tiêu thụ đường quá mức!
Mức tiêu thụ đường hợp lý là bao nhiêu?
Mỗi người có cân nặng và chiều cao cũng như khả năng dung nạp khác nhau nên không có mức tiêu thụ đường nào phù hợp cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, theo Tháp dinh dưỡng thì trong một tháng mỗi người nên ăn không quá 500g đường, nếu chia đều thì mỗi ngày không quá 20g (tương đương 2 muỗng canh hoặc 4 muỗng cà phê của Việt Nam và tương đương 2 muỗng cà phê (5 ml) của nước ngoài).
Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng phải chia đều ra như vậy, có ngày ăn ít hơn, có ngày ăn nhiều hơn nhưng mỗi người nên kiểm soát lượng đường mình đưa vào cơ thể, đặc biệt là đường bổ sung có trong nước ngọt, nước trái cây, kẹo… để hạn chế những bệnh tật phát sinh từ đường.