Thành phần của nước tiểu gồm 95% là nước và 5% là chất chuyển hóa. Có rất nhiều bệnh có thể "lộ diện" ra từ màu sắc, mùi của nước tiểu và số lần đi tiểu.
Đó cũng là lý do vì sao mỗi lần chúng ta đi khám sức khỏe bác sĩ đều yêu cầu làm xét nghiệm nước tiểu. Chính vì vậy chúng ta không nên xem nhẹ bất kỳ sự thay đổi nào của chúng.
Sau đây là một số thay đổi của nước tiểu giúp chúng ta xác định tình trạng sức khỏe của bản thân.
1. Nước tiểu có màu đỏ: Cẩn thận bệnh thận, khối u
Màu nước tiểu trong thì tốt, màu sắc bình thường nên trong khoảng màu từ vàng nhạt đến vàng kim.
Điều này được quyết định bởi số lượng nước uống trong ngày là bao nhiêu. Nếu uống càng nhiều nước thì sắc tố mà cơ thể sản sinh ra sẽ bị loãng nên màu của nước tiểu cũng sẽ bị nhạt đi.
Có rất nhiều lý do khiến nước tiểu có màu bất thường, uống thuốc là một một trong số những nguyên nhân đó.
Rất nhiều loại thuốc có khả năng khiến màu nước tiểu bị thay đổi. Khi nước tiểu có màu vàng, màu nâu, màu xanh lá, màu nâu đậm đều có thể do anh hưởng của thuốc.
Khi nước tiểu xuất hiện màu hồng nếu không phải do ăn cà rốt, quả việt quất hay do uống thuốc thì có thể là biểu hiện của tiểu máu. Đây là triệu chứng của bệnh thận, u bướu, viêm đường tiết niệu cần phải mau chóng đến bệnh viện kiểm tra.
2. Nhiều bọt trong nước tiểu: Cẩn thận viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu
Khi thấy trong nước tiểu có bọt nhiều người cảm thấy rất lo lắng. Bọt trong nước tiểu thông thường đều tìm ra nguyên do, hầu hết trong các trường hợp là do tốc độ nước tiểu mạnh.
Ví dụ đi tiểu có bọt khi tư thế đứng cao, dòng nước tiểu bắn xa thì đó là hiện tượng bình thường.
Ngoài ra còn do protein hoặc chất hữu cơ trong nước tiểu gia tăng khiến thành phần nước tiểu thay đổi nên mới tạo ra bọt trong nước tiểu.
Khi trong nước tiểu xuất hiện bọt mà không kèm theo bất thường nào thì không nên quá lo lắng vì hầu hết mọi người đều có hiện tượng này
Khi trong nước tiểu có bọt nhỏ lâu tan kèm theo máu trong nước tiểu thì có khả năng trong nước tiểu xuất hiện tiểu đạm. Đây là triệu chứng ở thời kỳ đầu của viêm thận cần phải đến bác sĩ chuyên khoa để được làm kiểm tra.
Nếu nước tiểu có bọt kèm tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu buốt hoặc phù rất có thể là cơ quan niệu sinh dục gặp vấn đề cần kiểm tra và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả để điều trị.
3. Nước tiểu nặng mùi: Cẩn thận bệnh đái tháo đường, nhiễm khuẩn
Mùi nước tiểu cũng là một chỉ số cảnh báo tình trạng sức khỏe. Thông thường nước tiểu vừa mới đi sẽ có mùi khai nhẹ.
Màu nước tiểu vào sáng sớm khá đậm, mùi cũng hôi hơn, sau khi uống nước tình trạng này sẽ hết. Đây là hiện tượng bình thường.
Có trường hợp sau khi ăn măng tây nước tiểu sẽ có mùi lưu huỳnh cháy. Sau khi tiêu hóa hết măng tây mùi này cũng sẽ dần dần mất đi. Nếu từ hai ngày trở lên mùi lưu huỳnh vẫn tiếp tục xuất hiện thì cần chú ý.
Nếu nước tiểu có mùi hoa quả ngọt mà không phải do ăn quá nhiều hoa quả gây ra thì rất có khả năng là do bị nhiễm khuẩn.
Trong nước tiểu của một số bệnh nhân tiểu đường có chứa lượng lớn thành phần đường nên cũng thường xuyên có mùi hoa quả ngọt.
Khi mùi nước tiểu có mùi khai nồng 90% là do nhiễm khuẩn gây ra, lúc này nên mau chóng đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu.
4. Tần suất đi tiểu nhiều: Cẩn thận bệnh bàng quang và tiền liệt tuyến
Số lượng đi tiểu trong một ngày khoảng 8 lần, mỗi lần khoảng 300 ml là bình thường. Nếu uống nhiều nước số lần đi tiểu sẽ càng cao. Nhưng tần suất đi tiểu quá cao mà không phải do uống nhiều nước thì gọi là tiểu nhiều.
Nếu số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu cũng nhiều thì có khả năng liên quan đến bệnh đái tháo đường hoặc chứng đa niệu.
Ngược lại nếu số lần tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít thì khả năng bàng quang và niệu đạo đang có vấn đề
Nếu tiểu gấp còn kèm theo hiện tượng tiểu đêm, són tiểu có thể là do hội chứng bàng quang tăng hoạt hoặc do bệnh lý tiền liệt tuyến. Trường hợp này có thể uống thuốc hoặc điều trị ngoại khoa để cải thiện tình trạng.
Tóm lại số lần đi tiểu nếu có sự thay đổi là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề cần hết sức lưu ý.
*Theo Sina
Xem thêm:
Uống nước mỗi ngày