The Candy House - Jennifer Egan
Năm 2011, nhà văn Jennifer Egan từng giành giải Pulitzer với cuốn tiểu thuyết "Ký ức đen". 10 năm sau, bà viết tiếp cuốn tiểu thuyết "The candy house" là phần tiếp theo của "Ký ức đen". Độc giả thấy được cuộc sống mới của những nhân vật trong tác phẩm trước một cách hoàn chỉnh. Từ tù nhân cho đến những người sáng tạo kết nối với nhau thông qua sự tiến bộ của công nghệ có thể truy cập và kết nối với ngân hàng ký ức, thậm chí dùng nội dung để làm tiền tệ trên mạng xã hội. Cây bút của San Francisco Chronicle đã dành lời khen cho cuốn tiểu thuyết thứ 6 của Jennifer Egan là “Một cuộc khám phá tuyệt đẹp về sự mất mát, ký ức và lịch sử”.
Checkout 19 - Claire-Louise Bennett
''Checkout 19'' là tiểu thuyết thứ hai của nhà người Anh Claire-Louise Bennett, kể về một người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động sống ở một thị trấn bên rìa London và có niềm yêu thích đặc biệt về ngôn ngữ. Tiểu thuyết cung cấp một bức chân dung chi tiết sắc nét về cuộc sống nội tâm của nhân vật chính thông qua cuộc sống đơn độc trong gia đình. Các biên tập viên của New York Times tin rằng đây là một tác phẩm tuyệt vời cho những người yêu sách, nhắc nhớ chúng ta việc đọc sách có thể thú vị đến nhường nào. Nhà văn người Na Uy Karl Ove Knausgaard khen ngợi Claire-Louise Bennett: "Cô ấy là một tài năng hiếm có, và Checkout 19 là một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời".
Demon Copperhead - Barbara Kingsolver
Lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ, tiểu thuyết của Barbara Kingsolver kể lại cuộc đời của David Copperfield từ hồi còn là một cậu bé, con trai của một phụ nữ đơn thân. Cậu ta chẳng có gì vẻ ngoài đẹp trai, mái tóc màu đồng, trí thông minh vượt trội nhưng có tính cách hung dữ. Cuộc đời của chàng trai ấy tái hiện lại những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống, đói nghèo, nghiện ngập và bị tước đoạt nhiều quyền.
The Furrows - Namwali Serpell
''The Furrows'' là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc khi ghi lại nỗi đau mất mát khôn nguôi của con người. Nhân vật chính trong câu chuyện đã mất đi người em trai 7 tuổi khi chỉ mới ở tuổi 12, và kể từ đó, cô luôn thấy hình ảnh em trai mình hiện hữu ở khắp mọi nơi.
Là nhà văn gốc Zambia sinh sống tại Mỹ, Namwali Serpell từng được vinh danh tại Africa39 là người có đóng góp quan trọng trong nền văn học châu Phi đương đại. "The Furrows" mới chỉ là tiểu thuyết thứ 2 của cô, trước đó tác phẩm ''The old drift" đã nhận nhiều giải thưởng văn học lớn.
Trust - Hernan Diaz
Với cốt truyện lấy bối cảnh đầu thế kỷ 20 ở Mỹ, "Trust" của Hernan Diaz xoay quanh một cặp nhà tài phiệt mới nổi của thị trường chứng khoán cùng người vợ tài năng của ông. Khi đang ở đỉnh cao danh vọng và tiền bạc, những tin đồn bắt đầu vây quanh họ khiến vị thế họ bị đặt vào vòng nguy hiểm.
Tác phẩm được chia thành 4 phần chính, mỗi phần được kể lại bằng những góc nhìn khác nhau, được chuyển hướng khéo léo và tinh tế, lật mở từng lớp thông tin. Trust lôi cuốn người đọc vào cuộc chiến của đồng tiền và cách nó thao túng sự thật ẩn đằng sau lớp hào nhoáng của nước Mỹ thời hoàng kim.
An Immense World - Ed Young
Cuốn sách "An Immense World" đưa con người vượt qua giới hạn của giác quan để lắng nghe câu chuyện của các loài động vật krải nghiệm thế giới. Các biên tập viên của New York Times đánh giá Ed Yong là một người kể chuyện hấp dẫn, và có rất nhiều sự thật đáng ngạc nhiên về động vật giúp cuốn sách này đi đến phần kết luận sâu sắc của nó: Thế giới bao la rộng lớn này sẽ khiến chúng ta nhận ra mình thực sự nhỏ bé như thế nào.
Stay true: A Memoir - Hua Hsu
Trong cuốn hồi ký ''Stay true, Hsu nhớ lại quãng thời gian ở Berkeley vào giữa những năm 1990 với tư cách là một kẻ hợm hĩnh trong âm nhạc, kén chọn thị hiếu và đánh giá thị hiếu của người khác một cách tàn nhẫn.
Sau đó, anh gặp Ken, một cậu bé người Mỹ gốc Nhật. Tình bạn của họ thân thiết nhưng ngắn ngủi khi chưa đầy ba năm sau, Ken qua đời trong một vụ cướp xe hơi.
Hsu lần theo dấu vết mối quan hệ của họ, viết nên một câu chuyện về tuổi mới lớn kể chi tiết về cả những điều bình thường và phi thường. ''Stay true'' là một cuốn hồi ký về quá trình trưởng thành và về việc di chuyển khắp thế giới để tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống.
Strangers to ourselves - Rachel Avi
Trong cuốn sách phong phú và nhiều sắc thái này, Aviv viết về những người đang trong tình trạng cực kỳ đau khổ về tinh thần, bắt đầu từ trải nghiệm cá nhân khi được biết mình mắc chứng biếng ăn khi mới 6 tuổi. Từ trải nghiệm đó khiến cô đặc biệt chú ý đến cách những câu chuyện có thể làm sáng tỏ, cũng như bóp méo những gì một người đang trải qua. Đây không phải là một cuốn sách chống tâm thần học, những gì Rachel Aviv làm là giữ không gian cho sự đồng cảm và sự không chắc chắn, khám phá các câu chuyện thay vì vội vã giải thích chúng.
Under the Skin - Linda Villarosa
Bàn về vấn đề phân biệt chủng tộc tại Mỹ, nhưng ''Under the skin'' của Linda Villarosa đi sâu hơn vào sự chênh lệch sức khỏe giữa người da trắng và da màu. Tác giả nhận thức được những bất bình đẳng, đặt câu hỏi về nhiều câu chuyện khác nhau giữa chủng tộc và y học - tỷ lệ tử vong bà mẹ da đen tăng cao; sự gia tăng của bệnh tim và tăng huyết áp; câu châm ngôn thường được lặp đi lặp lại rằng người da đen từ chối liệu pháp tâm lý - bằng chứng về sự phân biệt chủng tộc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Tác phẩm như một bản cáo trạng vạch trần những thế lực đằng sau hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe tại Mỹ khiến người da màu ốm yếu hơn và tuổi đời ngắn hơn so với người da trắng.
We don't know ourselves
Fintan O’Toole, một nhà phê bình và viết luận người Ireland, đã viết về lịch sử Ireland thời hiện đại kể từ năm 1958 đến nay. "We don't know ourselves" là một dự án đầy tham vọng nhưng Fintan O’Toole đã thành công. 43 chương sách là một hành trình nhiều tập đi qua một loạt thời đại lịch sử, từ làn sóng di cư sang Anh và Mỹ, sự kìm kẹp của nhà thờ Công giáo cho đến các vấn đề gần đây như phá thai và hôn nhân đồng giới. Qua cuốn sách "We don't know ourselves", Fintan O’Toole đã khéo léo khắc họa nên một đất nước đang thay đổi mạnh mẽ, nhưng vẫn pha trộn những nét hài hước, dí dỏm của chính ông./.