Ví dụ: chiếc quách bằng đá granit trong phòng vua trong Đại kim tự tháp Giza, được đục rỗng với độ chính xác tuyệt đối đến nỗi nhà Ai Cập học nổi tiếng người Anh Flinder Petrie tin chắc rằng các thợ thủ công triều đại Khufu phải có công cụ tân tiến, đã bị thất truyền.
Quách bằng đá granit trong phòng vua trong Đại kim tự tháp Giza.
Sau này, chúng ta chỉ phát minh lại nhưng vẫn chưa đạt được mức độ cao siêu như xưa. Dường như công nghệ cắt đá, cắt những vật liệu cứng như kim cương đã hiện diện từ thời cổ đại.
Những điều khó hiểu về vô số công trình bằng đá cổ đại
Những phiến đá kỳ lạ có niên đại gần 5.000 năm vẫn còn là câu hỏi hóc búa đến ngày nay. Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra làm thế nào người cổ đại cắt xẻ được cả khối đá lớn chính xác, dịch chuyển và sắp đặt chúng thành những công trình đồ sộ như Baalbek ở Li băng, Sacsayhuamán và Machu Picchu ở Peru, Tiahuanaco và Puma Punku ở Bôlivia, đảo Phục sinh, bãi đá Stonehenge ở Anh, Đại kim tự tháp Giza và một vài ngôi đền ở Ai Cập v.v…
Công trình bằng đá Sacsayhuamán ở Peru.
Những công trình vĩ đại đều mang dấu ấn kỹ thuật không thể có trong thời cổ đại. Ngày đó, chưa có cần cẩu, vậy làm sao nâng tảng đá lớn lên cao, làm sao họ có lưỡi cưa sắc đến mức xẻ được đá, cắt được kim cương.
Tượng Nhân Sư
Tượng Đại Nhân Sư.
Tượng Đại Nhân Sư sừng sũng trên cao nguyên Giza ở Ai Cập, là dấu ấn rất tinh vi và đáng kinh ngạc về kiến trúc, điêu khắc và kỹ thuật mà đến nay chúng ta vẫn chưa đạt tới.
Khoa học hiện đại bối rối vì khả năng của người cổ đại
Người cổ đại xây dựng các công trình bằng những tảng đá nặng hàng trăm tấn, tương đương bằng cái đầu tàu hỏa hiện nay. Vậy làm thế nào họ nâng và đặt những tảng đá chồng lên nhau khi mà không có cần cẩu?
Tháp cần cẩu trên đỉnh núi Blanc, Pháp.
Bạn hãy tưởng tượng xếp chồng những chiếc xe lửa lớn lên nhau, sẽ như cơn ác mộng. Cần cẩu tiêu chuẩn dùng cho các công trường xây dựng lớn thường nâng tải trọng tối đa 20 tấn. Cần cẩu đặc biệt nâng được tải trọng vượt quá 50 tấn, Chỉ có hai cần cẩu ở Mỹ nâng được 200 tấn. Vậy là cho đến any, chúng ta vẫn chưa thể nâng được những tảng đá lớn như thời cổ đại.
Công trình bằng đá bí ẩn ở Baalbek
Trong Thung lũng Beqaa phía bắc Beirut, Li băng, còn bia đá Baalbek của thành phố cổ Baalbek của người Phoenicia. Vào đầu năm 9.000 trước CN, Baalbek trở thành một địa điểm hành hương và thờ cúng thần linh.
Nền móng đá của đền thờ Jupiter Baal.
Ở giữa thành phố có ngôi đền rộng lớn, nền móng được xây dựng bằng những tảng đá lớn nhất từng được tạo hình bằng bàn tay con người. Những tảng đá xây dựng nặng đến 200 tấn, thậm chí 400 tấn.
Tảng đá lớn nhất từng được khai quật
Tảng đá lớn nhất mà giới khảo cổ khai quật được là khối đá vôi tên là ‘Hajjar al-Hibla, nặng khoảng 1.200 tấn (tương đương đầu máy xe lửa).
Tảng đá cổ đại lớn nhất hành tinh.
Nó dài 19,6 m, rộng 6 m, cao 5,5 m và nặng tới gần 1,5 triệu kg, là tảng đá lớn có niên đại cổ nhất thế giới. Các nhà khảo cổ thấy rằng nó cực kỳ láng mịn, không phải bị cắt ra để vận chuyển. và đặt lên cao đến 11, km.
Những tảng đá cự thạch khổng lồ ở Siberia
Những tảng đá khổng lồ nằm ở nam Siberia gần dãy núi Gornaya Shoria. Chưa thể cân đo chính xác nhưng có lẽ mỗi tảng đá nặng 3.000 đến 4.000 tấn.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins