Những "con đường chết" tại châu Âu mọc lên như nấm và lời cảnh báo đến toàn nhân loại

J.D |

Con người rõ ràng cần phải học cách "tôn trọng" đất hơn, nếu không muốn sớm thấy một sự thay đổi lớn về cơ cấu dân số.

Tại khu vực "Địa Trung Hải", nhiều nơi đang thực sự trở thành những "con đường chết". Đất trồng bị xói mòn, với tốc độ hoang mạc hoá nhanh hơn bất kỳ nơi nào trong Liên minh châu Âu EU.

Đó là những gì được một nghiên cứu mới đây đưa ra. Các chuyên gia cảnh báo rằng hiện tượng này cùng với hệ quả của việc sử dụng đất không bền vững và biến đổi khí hậu sẽ khiến đất đai tại đây "chết" vĩnh viễn, không bao giờ phục hồi được nữa.

Những con đường chết tại châu Âu mọc lên như nấm và lời cảnh báo đến toàn nhân loại - Ảnh 1.

Cụ thể, bản báo cáo do Ủy ban châu Âu về tình trạng đất đai cho biết 70% đất nông nghiệp tại EU đã mất đi khả năng hỗ trợ cho hệ sinh thái.

Được biết, đất nông nghiệp tại khu vực Địa Trung Hải là loại đặc biệt dễ bị nước biển xâm thực, dễ bị xói mòn, dễ bị hạn hán và dễ chịu ảnh hưởng từ cháy rừng. Trên thực tế, khu vực này có tỉ lệ xói mòn cao nhất EU, với hàm lượng chất hữu cơ ở mức thấp nhất. Trong khi đó, mật độ dân số lớn trong khu vực cũng khiến đất đai bị ô nhiễm bởi kim loại nặng và thuốc trừ sâu.

Ảnh hưởng rất lớn

Khi đất đai ở tình trạng "khỏe", chúng làm tốt công việc trữ và thoát nước, đồng thời là nơi cung cấp 95% thực phẩm con người có thể ăn được. Nhưng khi xuống cấp, mọi chức năng của đất đều không còn hoạt động được nữa.

Bản thân khu vực Địa Trung Hải từ lâu đã nổi tiếng vì những loại rau củ quả đạt chất lượng cao nhất, từ cà chua, nho cho đến dầu olive. Tuy nhiên, những thực phẩm họ xem là quý giá ấy đang ngày càng khó để thu về.

Bất chấp như vậy, có rất ít nghiên cứu được thực hiện liên quan đến xói mòn đất trong khu vực này, và chỉ một số ít hơn nữa thực sự quan tâm đến hiệu ứng của nó với cái gọi là suy thoái sinh học.

Những con đường chết tại châu Âu mọc lên như nấm và lời cảnh báo đến toàn nhân loại - Ảnh 3.

Chẳng hạn, kiến và giun đất là những loài có thể phục hồi dinh dưỡng cho đất, và giữ cho kết cấu của đất ổn định hơn. Vậy liệu những loài vật này có thay đổi do ảnh hưởng từ con người, và tác động của chúng với môi trường xung quanh sẽ ra sao? Chúng ta chưa có câu trả lời, và hiện còn rất ít thời gian để tìm ra điều đó.

Từ thập niên 1950, khu vực Địa Trung Hải đã phải đối mặt với hạn hán gia tăng. Nó khiến nông dân phải bỏ lại đất đai khi tốc độ hoang mạc hoá ngày một nhanh. Tỉ lệ cháy rừng cũng tăng, gây ảnh hưởng trầm trọng.

"Các thay đổi từ hệ thống nông nghiệp và cách sử dụng đất đã khiến môi trường sống tự nhiên gặp tác động lớn."

"Đây là điều rất đáng ngại khi khu vực Địa Trung Hải vốn có đa dạng sinh học lớn, với rất nhiều loài vật đặc hữu."

Nghiên cứu kết luận rằng châu Âu sẽ cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn việc đất đai dần mất đi, và họ sẽ phải học cách coi trọng đất hơn so với hiện tại.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of the Total Environment.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại