Sự ra đời của Su-25 gần giống với A-10
Sự ra đời của Su-25 gần giống với A-10. Không quân Liên Xô nhận thấy sự cần thiết của một loại tiêm kích tầm thấp có khả năng sống sót cao để bổ sung vào phi đội máy bay tấn công khi đó.
Trước Su-25, các loại máy bay cường kích của Liên Xô thường dựa vào tốc độ để “sống sót”. Các máy bay như Su-17, Su-22, MiG-23BN và MiG-27 đều chỉ có một động cơ và không có lớp giáp bảo vệ.
Kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan cho thấy những đặc tính này rất dễ bị tác động bởi hỏa lực mặt đất khi tiến hành các nhiệm vụ ở tầm thấp. Một chiếc máy bay có lớp giáp bảo vệ và 2 động cơ là cần thiết để cải thiện khả năng sống sót nhờ vào tốc độ.
Su-25 có lớp giáp dày 10mm tới 25mm ở phía dưới và phía trước của máy bay để bảo vệ buồng lái khi phi công tiến hành tấn công tầm thấp. Máy bay được trang bị 2 động cơ hạng nặng để tăng khả năng sống sót.
Thiết kế đặc trưng với cánh thẳng, thay vì vát chéo như được sử dụng trên máy bay phản lực tốc độ cao, cho phép Su-25 khả năng cơ động tốt hơn và tăng lực nâng khi Su-25 hoạt động ở tốc độ thấp.
Một bộ dẫn đường bằng laser, tương tự loại được sử dụng trên MiG-27, được lắp ở mũi để triển khai các vũ khí, tên lửa dẫn đường bằng laser.
Tuy nhiên, do pháo cỡ nòng 30mm GSh-6-30 của Liên Xô gặp phải một số vấn đề khi được lắp đặt trên MiG-27, nên Sukhoi đã chọn dùng pháo Gsh-2-30 đơn giản hơn, tốc độ bắn thấp hơn trên Su-25.
Dù vậy, vũ khí chính mà Su-25 dự kiến sử dụng ban đầu để hỗ trợ lực lượng mặt đất là tên lửa và bom trên cánh của nó, chứ không phải pháo.
Vấn đề chính của Su-25 là dù nó được thiết kế để triển khai nhiều loại vũ khí tấn công không đối đất vào những năm 1980, nhưng các loại vũ khí này lại nhanh chóng bị gạt sang 1 bên do sự những phát triển của các vũ khí mới như tên lửa chống tăng Vikhr. Các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) cũng trở nên lỗi thời.
Kết quả là, Su-25 cần phải được hiện đại hóa.
Các phiên bản Su-25 hiện đại hóa
Đầu tiên là Su-25T. Đây là một phiên bản tập trung vào việc cải thiện khả năng chống tăng của Su-25.
Su-25T đã gắn hệ thống quang-điện Shkval và Mecury cho phép máy bay phát hiện và theo dõi mục tiêu từ phạm vi xa hơn Các hệ thống này được điều khiển thông qua một màn hình trong buồng lái.
Nga bắt đầu sản xuất Su-25 vào năm 1978. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Su-25T cũng tương thích với nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm tên lửa chống tăng Vikhr ở 2 bên cánh và tên lửa phòng không R-73 tiên tiến. Tuy nhiên, chỉ có một số mẫu Su-25T được sản xuất do chi phí lắp đặt hệ thống quang-điện quá lớn. Dự án Su-25T sau đó đã bị hủy bỏ.
Các phiên bản Su-25 thông thường vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở Chechnya và Grudia với các thông số kỹ thuật tương tự như những năm 1980.
Phiên bản Su-25TM có trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Các phiên bản nâng cấp chính cho Su-25 chủ yếu là Su-25SM.
Su-25SM là phiên bản hiện đại hóa mà không phức tạp như những nỗ lực trước đó. Radar trên Su-25SM dù không mạnh bằng radar trên máy bay chiến đấu chuyên dụng, nhưng vẫn có thể cho phép Su-25SM phóng tên lửa không đối không R-77 và R-27.
Cải tiến lớn nhất là hệ thống định vị “Bars” bao gồm bản đồ di chuyển kỹ thuật số và bộ thu định vị vệ tinh. Với những tính năng này, Su-25SM có thể dễ dàng xác định mục tiêu và xuất kích; nhìn chung hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn trong khi giảm bớt khối lượng công việc của phi công.
Trong khi Su-25SM đang được sản xuất, Nga đã bắt đầu hướng tới tương lai với việc nâng cấp lên phiên bản Su-25SM3.
Su-25SM3 sử dụng hệ thống dẫn đường được hiện đại hóa, có thể phóng tên lửa hoặc ném bom ở khoang cách lớn so với mục tiêu ngay cả từ phía sau những đám mây. Phi công chỉ cần tọa độ chính xác.
Su-25SM3 trang bị cảm biến quang-điện SOLT-25 tích hợp laser đo xa và chỉ thị mục tiêu, camera ảnh nhiệt... nó có thể theo dõi mục tiêu di động trong mọi điều kiện thời tiết cách xa 8km.
Bên cạnh đó, Su-25SM3 còn trang bị hệ thống phòng thủ Vitebsk-25 tích hợp cảm biến tia cực tím Zakhvat cảnh báo sớm tên lửa bám đuôi; hệ thống cảnh báo bị radar chiếu xạ L-150-16M; mồi bẫy nhiệt UV-26 50mm và có thể mang theo pod gây nhiễu radar L-370-3S treo ở đầu mút cánh.
Với Su-25SM3, Không quân Nga cuối cùng đã có một nền tảng vững chắc để nâng cấp phi đội Su-25 cổ điển lên tiêu chuẩn hiện đại.
So với A-10C, Su-25SM3 nhanh hơn và có lợi thế là hệ thống nhắm mục tiêu của nó được đặt trong mũi máy bay, trái ngược với việc dựa vào một hệ thống tương tự bên ngoài. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là hệ thống nhắm mục tiêu có phạm vi chuyển động hạn chế hơn do nó nhìn ra một cửa sổ nhỏ ở mũi.
Máy bay A-10 của Mỹ. Ảnh: Reuters
Điểm khác biệt
Nhìn chung, dù 2 cỗ “xe tăng bay” này tương đối giống nhau, nhưng người ta vẫn có thể thấy sự khác biệt về điểm mạnh của mỗi loại khi xét đến các hệ thống bên trong được phát triển như thế nào.
Mức độ tích hợp các loại vũ khí điều hướng có độ chính xác cao hệ dẫn quang-điện có lẽ chưa hoàn thiện như A-10C vốn đã sử dụng các hệ thống tương tự trong gần 20 năm nay. Ngược lại, Su-25 thiên về các loại vũ khí dẫn đường bằng laser.
Các loại vũ khí quang-điện có ưu điểm là bắn và quên, một khi thiết bị tìm kiếm quang-điện khóa mục tiêu, tên lửa sẽ dẫn đường bất kể chuyển động của máy bay.
Còn với vũ khí laser, máy bay phải dẫn đường cho tên lửa bằng bộ điều hướng laser và tiếp tục bay về phía mục tiêu cho đến khi tên lửa trúng đích.