Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2)

Kiều Anh |

Dưới đây là những cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật trong tự nhiên.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 1.

Cá Hagfish có thể tiết ra một chất mà khi pha với nước sẽ lan rộng và làm những con cá khác nghẹt thở nếu tiến lại gần nó.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 2.

Kền kền cổ đỏ thường nôn ra mọi thứ trong dạ dày khi nó cảm thấy bị đe dọa. Những thứ này không chỉ có mùi kinh khủng giúp nó trốn thoát mà còn giúp cơ thể nó nhẹ hơn để bay nhanh hơn.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 4.

Bạch tuộc có thể khiến cho bản thân vô hình trước một số kẻ săn mồi cũng như bắt con mồi bằng việc xác định bóng của chúng hoặc sử dụng phát quang sinh học. Nó có thể đổi màu để trông gần như biến mất.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 5.

Kỳ nhông Iberia có thể đẩy ra ngoài xương của nó để sử dụng như một vũ khí khi gặp nguy hiểm. Phần xương này có chứa chất độc có thể giết chết những kẻ săn mồi.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 6.

Ếch lông cũng có thể sử dụng xương ngón tay như một vũ khí khi cần thiết. Các nhà khoa học tin rằng sau khi được sử dụng, những xương này sẽ rút về bên trong các chi của ếch khi nó thả lỏng.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 8.

Cũng giống như các loài chim khác, hải âu Fulmar phương Bắc nôn ra chất lỏng màu cam có mùi để khiến con mồi dính vào và khó thoát ra.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 9.

Bọ cánh cứng màu lửa sẽ phun chất độc nóng như nước sôi từ hậu môn vào kẻ săn mồi khi gặp nguy hiểm.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 10.

Đối với sâu bướm Elephant Hawk Moth, cơ chế phòng thủ của nó là tự biến mình thành rắn. Nó có thể điều chỉnh cơ thể để trông giống một trong những loài động vật đáng sợ nhất thế giới.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 11.

Cá voi Pygmy tiết ra các chất từ hậu môn và khi pha với nước sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 12.

Cu li có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước. Cu li dùng miệng liếm nọc độc từ tuyến nọc, sau đó chải lông. Nọc độc tiết ra kết hợp với nước bọt và gây nhiễm độc thông qua nhát cắn tự vệ. Khi bị đe dọa, cu li sẽ dơ hai chân trước lên che đầu, vừa có tác dụng bôi nọc độc lên da đầu, vừa giúp con vật liếm thêm nọc độc từ chân.

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2) - Ảnh 14.

Nếu đang bị truy đuổi ở tốc độ cao, nhím Cape sẽ đột ngột dừng lại kiến kẻ săn mồi lao vào những chiếc lông sắc nhọn của nó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại