Những chính sách giáo dục mới có hiệu lực từ tháng 7/2022

Quốc Tiệp (t/h) |

Những chính mới nào về giáo dục có hiệu lực trong tháng 7/2022 mà giáo viên, học sinh và phụ huynh cần biết.

Thực hiện công tác hỗ trợ khởi nghiệp đối với các bậc giáo dục ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của công tác hỗ trợ khởi nghiệp theo đó:

- Đối với cấp trung học phổ thông: Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, tối thiểu 1 lần/năm học.

- Đối với các cơ sở giáo dục đại học: sinh viên được bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác; Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Như vậy, trên đây là tổng hợp 04 chính sách mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục mà mọi người cần quan tâm và lưu ý.

Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 08/7/2022.

Những chính sách giáo dục mới có hiệu lực từ tháng 7/2022 - Ảnh 1.

Thực hiện tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên. (Ảnh minh họa).

Từ 2023, điểm thi đại học càng cao được cộng điểm ưu tiên càng ít

Quy chế tuyển sinh đại học mới ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực từ ngày 22/7/2022. Thông tư này có nhiều thay đổi đáng chú ý về chế độ cộng điểm ưu tiên cho thí sinh.

Cụ thể, từ năm 2023, thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ được được xác định điểm ưu tiên theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên

Ví dụ: Thí sinh đạt 24 điểm thì điểm ưu tiên được cộng trên thực tế chỉ còn 4/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Nếu thí sinh đạt 27 điểm thì mức điểm ưu tiên được cộng thực tế chỉ còn 2/5 mức điểm ưu tiên tối đa được hưởng. Thí sinh đạt 30 điểm thì không được cộng điểm ưu tiên.

Như vậy, nếu tính điểm ưu tiên theo quy chế thi mới, thi sinh có tổng điểm càng cao thì càng được cộng ít điểm ưu tiên hơn.

Ngoài việc giảm điểm ưu tiên cho các thí sinh có tổng điểm thi trên 22,5 điểm, quy chế thi mới còn giới hạn thời gian hưởng chế độ cộng điểm ưu tiên khu vực từ năm 2023.

Theo đó, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc trung cấp) và thêm 1 năm kế tiếp.

Thí sinh thi lại sau 2 năm tốt nghiệp trung học phổ thông không còn được cộng điểm ưu tiên khu vực khi xét tuyển đại học nữa.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho công chức kế toán, thuế, hải quan

Từ 18/7/2022 tới đây, Thông tư 29/2022 của Bộ Tài chính về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, Thông tư mới đã không còn yêu cầu các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong phần tiêu chuẩn trình độ đào tạo của các ngạch công chức chuyên ngành thuế, kế toán, hải quan mà thay vào đó, nếu vị trí việc làm yêu cầu thì các ngạch công chức này để phải sử dụng thành thạo.

Bổ sung một số ngành nghề đào tạo trình độ thạc sĩ?

Căn cứ theo quy định tại Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT đã bổ sung thêm một số ngành nghề có trình độ đào tạo thạc sĩ bao gồm:

+ Ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng - Mã 8140113

+ Ngành Tâm lý học lâm sàng - Mã 8310402

+ Ngành Luật - Mã 8380101

+ Ngành Khoa học dữ liệu - Mã 8460108

+ Ngành Trí tuệ nhân tạo - Mã 848010

+ Ngành Kỹ thuật hàng hải - Mã 8520138

+ Ngành Trinh sát kỹ thuật - Mã 8860103

+ Ngành Kỹ thuật Công an nhân dân - Mã 8860107

+ Ngành An ninh phi truyền thống - Mã 8860118

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại