Cách suy nghĩ của một người thường quyết định cách hành xử của người đó. Một số người cho rằng chỉ cần chăm chỉ có thể thay đổi mọi thứ, nhưng đây là một hiểu lầm đáng tiếc.
Có nhiều người rất nỗ lực nhưng lại không đi được đến kết quả như ý. Bởi vì nếu hướng đi không đúng, nỗ lực của bạn sẽ chỉ lãng phí vô ích.
Chỉ khi một người dần trưởng thành, họ mới từ từ hiểu ra rằng phải nỗ lực thế nào để có kết quả tốt.
Ở nơi công sở, việc quyết định một người thăng tiến hay thụt lùi thường không phụ thuộc vào thái độ và mức độ làm việc chăm chỉ, mà đa phần đều do cách suy nghĩ của người đó.
Nếu bạn đang có những suy nghĩ sau đây thì hãy mau thay đổi, vì nó sẽ chỉ kéo bạn dễ tụt dốc về sau người khác.
Chế độ tư duy 1: Hiệu ứng con cua
Đặc điểm: 1 1
Những người này có xu hướng thích "độc chiếm lợi ích", không muốn hợp tác vì phải chia phần thưởng.
Thế nào là hiệu ứng con cua?
Ở đây có lẽ nhiều người đã từng tự mình bắt cua. Khi bắt được cua mà ném vào sọt tre, cua sẽ dễ bò ra ngoài. Vì vậy ta cần tìm một cái nắp đậy lại ngay. Tuy nhiên, sau khi cho nhiều cua vào với nhau, dù không che đậy, cua cũng sẽ không bò ra ngoài nữa.
Tại sao lại thế?
Đây là đặc điểm của chúng, thường thì sức mạnh một người yếu thế hơn một nhóm người. Nhưng đối với loài cua thì ngược lại, một con cua còn có sức mạnh nhiều hơn một nhóm cua.
Nghe thật vô lý, tại sao số lượng cua càng lớn thì sức lực của chúng lại càng nhỏ và không thể leo ra ngoài? Đây chính là điều chúng ta cần lưu ý.
Loài cua được xem là rất ích kỷ, không có tinh thần đồng đội. Tập tính của chúng là đánh nhau khi có một con khác ở đó. Nếu có càng nhiều cua, chúng sẽ tấn công lẫn nhau và vì thế không thể trèo ra ngoài được.
Khi một con cua đang muốn leo lên, "người bạn đồng hành" của nó sẽ dùng hai chiếc càng lớn để kéo nó xuống, chúng không hề nhường đường cho nhau.
Đó là loại tư duy 1 1
Nói theo thực tế, có nhiều người khi thấy người khác sống tốt hơn mình, họ sẽ mất cân bằng tâm lý. Và thể hiện rõ điều đó ở việc tìm cách kéo đối phương đi xuống, làm những việc ngu xuẩn hòng làm tổn thương người khác.
Lòng dạ hẹp hòi, không có tinh thần hợp tác để đôi bên cùng có lợi, chỉ thích độc hưởng "ánh đèn sân khấu", thích thể hiện mình hơn người, có tư duy "tôi giỏi, bạn phải kém hơn tôi"... Đây là những người có tư duy kém cỏi, không phục kẻ mạnh, thích đạp kẻ yếu.
Người như vậy thường dễ bị nhiều người xa lánh, đồng thời cũng tự hại mình mất đi nguồn lực giúp đỡ từ người xung quanh.
Chế độ tư duy 2: Hiệu ứng cửa sổ bị hỏng
Đặc điểm: Nếu một khuyết điểm hoặc vấn đề nào đó không được khắc phục kịp thời, nó sẽ nhanh chóng phóng đại, trở thành khuyết điểm nghiêm trọng hơn, khiến bạn rơi vào tình huống khó khăn.
Philip Zimbardo, nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ đã thực hiện một thí nghiệm vào năm 1969:
Ông tìm hai chiếc xe hơi giống hệt nhau và đậu một chiếc ở khu Palo Alto, California, chiếc còn lại thì dừng tại khu Bronx khá phức tạp ở New York.
Ông tháo biển số, mở mui xe, đặt thiết bị ghi hình lên chiếc xe đậu ở Bronx. Kết quả Philip còn chưa chuẩn bị xong, nhóm "phá hoại" đầu tiên đã đến. Đó là một gia đình, người bố phân công người mẹ dọn hết thùng xe, còn bản thân tự mình lấy bình điện, hơn nữa còn không quên nhắc con trai "gom đồ".
Những người qua đường bất luận đang lái xe hay đi bộ, đều dừng lại và lấy đi những vật dụng có giá trị trong xe. Cuối cùng, một "kẻ phá hoại" khác đã đến tìm cách lái cả chiếc xe đi...
Chiếc xe còn lại đậu ở Palo Alto thì vẫn như cũ, mọi người lái xe ngang qua, nhìn nó cả tuần, nhưng vẫn không có ai đến lấy đi vật gì.
Sau đó, nhà tâm lý học dùng búa gõ lên chiếc ô tô ở Palo một lỗ lớn, và chỉ vài giờ sau, chiếc xe đã biến mất.
Dựa trên thí nghiệm này, nhà tội phạm học Kailin đã đề xuất lý thuyết "hiệu ứng cửa sổ vỡ".
Nếu ai đó làm vỡ kính cửa sổ của một tòa nhà, nhưng không có ai sửa nó. Những người qua đường có thể sẽ làm cửa sổ vỡ nhiều hơn, các cửa sổ cùng tòa nhà cũng có thể vỡ theo.
Trên thực tế, ở một góc sạch sẽ nào đó, nếu bạn ném một bao rác. Sau vài tiếng, nếu bạn đi xem lại, chắc chắn nơi đó đã thành một đống rác nhỏ.
Tương tự, nếu bạn đến nhà người khác làm khách. Nhìn thấy nhà họ sạch sẽ, bạn chắc chắn muốn bỏ giày bên ngoài. Nhưng nếu nhà họ bừa bộn và nhiều đồ bẩn, theo tâm lý bạn sẽ không hề có ý tưởng muốn bỏ giày ra ngoài.
"Hiệu ứng tâm lý cửa sổ vỡ" này đã làm hại biết bao nhiêu người. Hôm nay nghĩ chỉ lười một ngày, kết quả ngày mai lại muốn lười hơn. Theo thói quen, bạn chẳng còn muốn cố gắng nữa, vì nghĩ rằng sống qua ngày thế này cũng rất tốt.
Chế độ tư duy 3: Hiệu ứng cá sấu
Đặc điểm: Khi bị thua lỗ, luôn muốn đầu tư lại để kiếm về khoản tiền bị lỗ, nhưng không biết cách ngăn thua lỗ kịp thời.
Hiệu ứng cá sấu thực chất là một quy luật kỹ thuật của kinh tế giao dịch, hàm ý của nó là:
Nếu một ngày nào đó bị cá sấu cắn vào chân, bạn sẽ làm gì?
Nếu bạn cố gắng dùng tay để giải thoát bàn chân, cá sấu sẽ cắn cả tay và chân của bạn cùng lúc. Càng vùng vẫy, bạn sẽ bị cắn càng nhiều hơn.
Vì vậy, cách duy nhất là hy sinh một chân. Nếu không sẽ mất nhiều hơn được.
Khi bạn mắc sai lầm, khi bạn thua lỗ, nhất định phải dừng ngay lập tức! Đừng bào chữa, mong đợi, hay dùng bất kì lý do nào để cố chấp tiếp.
Hiệu ứng tâm lý này được thể hiện rõ nhất ở những người đam mê cờ bạc. Khi đã thua nhiều lần, họ không hề nghĩ đến việc dừng lỗ kịp thời, trái lại chỉ muốn "bỏ thêm ít và lấy lại cả lỗ lẫn lời."
Nhưng khi bạn thua nhiều lần như vậy, tâm lý đã sớm suy sụp, dù có đầu tư bao nhiêu đi nữa, chỉ có thể mất nhiều hơn. Không học được cách buông bỏ kịp thời, chỉ khiến bạn tự mang thương tổn nhiều hơn vào mình.
Có nhiều đôi tình nhân cũng như vậy, dù đã cạn tình cảm từ lâu, nhưng nghĩ đến quãng thời gian ở bên nhau quá dài, họ không nỡ chia tay. Vì thế cả hai cưỡng cầu kết hôn, sinh con, sau đó liên tục nảy sinh vấn đề và lại kết thúc bằng việc ly hôn.
Chế độ tư duy 4: Hiệu ứng bầy đàn
Đặc điểm: Luôn chú ý quá nhiều đến cái nhìn của người khác. Không có suy nghĩ riêng, thường nghe theo ý kiến người khác.
Có người từng thực hiện một thí nghiệm thế này:
Dựng hàng rào trước mặt một đàn cừu, nếu con đầu đàn nhảy qua, những con phía sau cũng sẽ nhảy qua.
Sau đó, nhân viên phá dỡ hàng rào, và những con phía sau vẫn tiếp tục nhảy như thể hàng rào vẫn còn ở đó. Đây là "hiệu ứng bầy đàn".
Do đó mà những người chăn nuôi có kinh nghiệm thường chỉ điều khiển con cừu đầu đàn khi chăn thả, để những con đi sau không bị lạc đàn.
Nói một cách đơn giản, "hiệu ứng bầy đàn" có thể hiểu là: chạy theo xu hướng, chạy theo đám đông, không có chủ kiến riêng. Những gì người ta làm, tôi sẽ làm. Những gì người khác nói, tôi sẽ tin...
Đi theo xu hướng chung không phải điều xấu, nhưng điều đáng sợ là nếu bạn chỉ chạy theo nó một cách mù quáng, không có phán đoán riêng. Như vậy, rất dễ tự mình bỏ lỡ cơ hội. Gặp khó khăn chỉ toàn quen rút lui.
Chế độ tư duy 5: Hiệu ứng rượu và nước thải
Đặc điểm: Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và thay đổi.
Nếu bạn đổ một cốc rượu vào thùng nước thải, bạn sẽ nhận được "thùng nước thải". Nếu bạn đổ một cốc nước thải vào thùng rượu, bạn cũng chỉ nhận về "thùng nước thải".
Bất kể tỉ lệ nước thải là bao nhiêu, miễn nó còn tồn tại, nó sẽ biến rượu thành nước thải nếu pha trộn chung.
Hiệu ứng và suy nghĩ này có thể mở rộng tầm quan trọng của môi trường. Nếu bạn hòa mình vào người xấu, môi trường tồi tệ, bạn có khả năng trở thành loại người bạn ghét.
Lý do tại sao nhiều người hay tụt dốc, là vì họ đang ở trong môi trường tồi tệ, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và khả năng phán đoán của họ.
Đó là lý do tôi luôn khuyên bạn nên tối ưu hóa vòng bạn bè của mình. Đừng để người xung quanh ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của cá nhân bạn.