Ngay từ khi mới lên sóng, Sống chung với mẹ chồng đã tạo nên cơn sốt không nhỏ, thu hút sự quan tâm của số lượng lớn khán giả.
Bên cạnh phản ánh mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" của mẹ chồng và nàng dâu, Sống chung với mẹ chồng còn được lòng khán giả bởi những câu thoại vô cùng thâm thía.
Với nhiều người xem, những câu thoại này không chỉ để lại ấn tượng rất mạnh trong lòng họ mà còn giúp họ soi chiếu lại bản thân mình qua đó. Sau đây là tuyển tập những câu thoại chất lượng nhất của Sống chung với mẹ chồng:
Những câu nói khiến khán giả khó chịu
Bà Phương dạy Vân khi cô nói mình lấy chồng vẫn cần chăm sóc cho những mối quan hệ xã hội khác. Với bà Phương, hai việc quan trọng nhất của một người phụ nữ khi về nhà chồng là lấy chồng, sinh con. Trước quan niệm có phần cổ hủ của mẹ chồng, Vân phản đối gay gắt. Cảnh phim này cho thấy khác biệt rất lớn trong cách suy nghĩ của hai thế hệ, giữa một phụ nữ truyền thống, coi gia đình là trung tâm và một phụ nữ hiện đại, vẫn đánh giá cao tầm quan trọng của gia đình nhưng không vì thế mà tự đóng khung mình trong bốn bức tường, chỉ chăm chồng, chăm con. Qua đó, mỗi khán giả sẽ đều có nhận định của riêng mình. Tuy nhiên, điều này giúp cho các ông bố bà mẹ hiểu được sự thay đổi của thời đại, khi con cái cần phải thúc đẩy các mối quan hệ xã hội, đồng thời, chính những người con cũng không nên quên trách nhiệm, bổn phận nên có của mình.
Quan niệm "khác máu, tanh lòng" này là một trong những nguyên nhân gây nên bất hòa giữa mẹ chồng - nàng dâu. Và một khi cả hai đều không thực sự coi người kia như người thân của mình, họ khó lòng bao dung cho nhau khi người còn lại mắc sai lầm. Cũng chính vì được mẹ ngày ngày nhồi nhét tư tưởng này vào đâu, bản thân Thanh vô thức không trân trọng vợ, sẵn sàng đánh vợ dù chưa biết lý do tại sao vợ lại cư xử như vậy. Đừng để cô con dâu nào nghe được lời nói này, họ sẽ buồn biết bao.
Đây là câu nói nặng nề nhất mà bà Phương chửi Vân khi cô phản ứng gay gắt việc bà hạ thấp danh dự bố mẹ. Không ai có thể đứng yên nghe người khác chửi gia đình mình nên Vân hành động như vậy là điều dễ hiểu. Bà Phương có thể đánh giá về Vân nhiều thứ nhưng không có quyền đụng đến bố mẹ cô. Ngay như Thanh, chưa biết đầu đuôi ra sao, thấy Vân cư xử không đúng mực với mẹ mình liền đánh Vân.
Nhưng cũng có những câu nói khiến khán giả phải "gật gù"
Đây là câu nói có phần phiến diện và không nhân văn nhưng phải chấp nhận đó là sự thật tại đa số các gia đình. Nhiều gia đình vẫn coi con dâu như người ngoài, chỉ có con trai và cháu nội mới là người thân thực sự. Điều này khiến biết bao cô con dâu cảm thấy cô độc, tủi thân, sống trong gia đình nhưng không cảm thấy đó chính là ngôi nhà thực sự.
Trong phim, dì Bích là bà mẹ chồng có tư tưởng hiện đại nhất, không chỉ sẵn sàng để vợ chồng con trai ra ở riêng để tránh mâu thuẫn mà còn luôn tiếp thêm sức mạnh cho Vân mỗi khi cô gặp chuyện với gia đình chồng. Với dì Bích, phụ nữ không cần chịu đựng một cuộc hôn nhân như địa ngục chỉ để làm đẹp lòng người khác hay sợ người ngoài chê cười.
Lời này của dì Bích động viên nhiều cô gái đang trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, đang cần một động lực để chấm dứt chuỗi ngày đau khổ như địa ngục. Vấp ngã - ly hôn không phải là chuyện gì đáng sợ và đáng xấu hổ. Người phụ nữ sau hôn nhân đều có thể đứng dậy, tìm kiếm hạnh phúc xứng đáng cho bản thân.
Bố Vân dạy cô khi thấy con gái tươi cười với trai lạ trước cửa nhà: "Mới quen mà đưa về nhà âu yếm, tình tứ thế à? Vân này, cho dù mình là con gái đã có một đời chồng nhưng không phải bạ ai cũng kết bạn, bạ ai cũng đưa về như thế. Nếu như xác định đến với nhau, thì anh ta phải đến đây, xin phép bố mẹ đàng hoàng chứ không phải dấm dúi như thế. Bạn? Bạn mà đứng giữa đường giữa xá. Là con gái mà con cư xử như vậy người ta đánh giá tư cách không đàng hoàng, hiểu chưa?" Người cha nào cũng mong gái lấy được một người chồng tử tế, để người tử tế ấy sẽ thay cha chăm sóc cô gái mà cha yêu thương, cưng chiều.
Còn đây là lời bố chồng Vân dạy: "Để xảy ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu, chẳng qua là vì hai người không thích nghi kịp với sự thay đổi thân phận của mình mà thôi. Là mẹ chồng ai cũng nói rằng mình sẽ đối xử tốt với con dâu như con đẻ nhưng có làm được đâu. Còn con dâu, trước khi về nhà chồng cũng nói là mình sẽ cư xử với mẹ chồng tốt như mẹ đẻ của mình, nhưng cũng chỉ nói vậy thôi." Ai cũng có thể dễ dàng nói mình là sẽ là mẹ chồng, con dâu tốt nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thế, mấy ai sẽ cư xư hợp tình, hợp lý như đã từng kỳ vọng.
Bố Thanh dặn Thanh sống sao cho đúng với trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình, mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu lỗi một phần là ở Thanh. Thanh đã đặt vợ mình vào một tình huống rất khó cho vợ của mình: phải nghe mẹ chồng xúc phạm bố mẹ đẻ. Rõ ràng, người chồng có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng, nàng dâu. Chỉ cần nghiêng về một bên thôi, người phụ nữ còn lại sẽ cảm thấy tủi thân và cô đơn.
Vân nghiệm ra cuộc sống hôn nhân không dễ dàng và màu hồng như cô tưởng tượng. Do đó, người ta chỉ nên kết hôn khi thực sự hiểu những khó khăn mà mình sẽ phải đối mặt trong hôn nhân. Yêu nhau đấy nhưng cưới lại là một câu chuyện khác hẳn, đòi hỏi người ta phải trưởng thành từ cách nghĩ, cách cư xử cho đến cách giải quyết mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra.
Người phụ nữ hiện đại không chỉ có chồng mà còn có rất nhiều thứ khác để quan tâm, dựa dẫm. Câu nói này không hạ thấp vai trò của hôn nhân mà cho thấy, khi hôn nhân đổ vỡ, không cần thiết phải cố gắng níu kéo cái đã hỏng mà còn có rất nhiều điều khác để một người phụ nữ cố gắng, đó là gia đình, bạn bè và công việc.
Phụ nữ nhất định phải có một công việc để cố gắng. Có một công việc còn giúp phụ nữ tự chủ, độc lập hơn và họ có thể chủ động quyết định cuộc sống của mình.
Ngoài những câu nói trên, Sống chung với mẹ chồng còn nhiều câu nói giá trị, mà qua từng tập phim, khán giả có thể tự gạn lọc ra cho chính bản thân mình.
Phim chỉ còn hai tập nữa là kết thúc và chắc chắn, hai tập cuối này sẽ còn nhiều câu thoại chất lượng, đầy nhân văn. Cùng đón xem Sống chung với mẹ chồng sẽ được phát sóng vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này trên VTV1.